Nhiều nghiên cứu xếp văn hóa Việt nam là văn hóa "duy tình" do xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước. Văn hóa duy tình đẻ ra những xuê xoa trong việc giữ gìn trật tự xã hội, những nghiên cứu khoa học nặng về định tính, cảm tính và nền cai tri "đức trị" với những chính sách khiến một hiện tượng "sáng đúng, chiều sai đến mai lại đúng".
Hậu quả là cả một xã hội lùng nhùng, không nhất quán từ những vấn đề vĩ mô như đường lối đối ngoại (quan hệ với Trung Quốc là một ví dụ); đường lối kinh tế hết quốc hữu hóa, hợp tác hóa đến cổ phần hóa, tư nhân hóa (danh xưng nền kinh tế thị trướng theo định hướng XHCN là biểu hiện rõ nhất của văn hóa duy tình) đến những vấn đề hẹp hơn như qui định về biển số xe chẵn, lẻ; qui định về quản lý kinh doanh ngoại tệ và kim loại quí; kiểm tra thẻ thương binh các chủ xe ba gác tự chế...
Những nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, khoa học xã hội một cách định tính đã tạo tiền đề cho những cái giả dối, ngụy tạo phát sinh phát triển. Hẳn chúng ta còn nhớ những lùm xùm quanh các nhân vật Lịch sử thời hiện đại như To Vĩnh Diện, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé..những sự kiện như số hiệu chiếc xe tăng húc đổ cánh cửa dinh Độc Lập, người thảo lệnh tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh.vv. trong khi các nhân chứng còn sống nói gì đến việc nghiên cứu , đánh giá những sự kiện, con người trong quá khứ. Những ồn ào quanh vụ phát ấn đền Trần, vụ rùa Hồ Gươm.v.v.là những ví dụ.
Trong cuốn tiểu luận "Chân dung và đối thoại" khá nổi tiếng của mình, Trần Đăng Khoa đẵ khắc họa chân dung các nhà văn tiền bối với nhiều chi tiết mà các nhân vật hồi đó hư Tố Hữu, Lê Lựu... đã lên tiếng cho là TĐK bịa. Bây giờ thì đến lượt chính Trần Đăng Khoa kêu trời về những đồng nghiệp của mình tại Báo Văn Nghệ đã ngụy tạo nội dung cuộc phỏng vấn Trần Đăng Khoa mà nhân vật chính không được tham gia.
Với nền văn hóa duy tình và nền cai trị "đức trị" (đức thế nào lại là một câu chuyện khác) liệu bạn có thể tin được bao nhiêu phần trăm những gì đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mà một thời chúng ta đã từng coi những gì thông tin trên báo, đài là chân lý? Bạn tin bao nhiêu khu phố , gia đình treo biển "Khu phố văn hóa", "Gia đình văn hóa" thực sự có văn hóa? và bạn có tin là thông tin "xăng sẽ tăng giá nữa" chỉ là tin đồn nhảm mà các nhà chức trách vừa trấn an?
Mời đọc thêm
NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA: ỐI! XIN CHO TÔI THƯA LẠI
(Nguồn : Nguyễn Xuân Diện Blog)
Đôi điều thưa lại
Trần Đăng Khoa
Báo Văn nghệ số 18+19, phát hành dịp 30 Tháng Tư, kỷ niệm 36 năm ngày Thống nhất Đất nước, được chuẩn bị khá công phu, có bài phỏng vấn Trần Đăng Khoa, với tiêu đề: “Những cột mốc sống” của nhà văn, nhà báo Hà Nguyên Huyến. Thoạt đầu, tôi tưởng đây là cuộc phỏng vấn giả tưởng. Nghĩa là tác giả tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng, như một số nhà phê bình, nhà báo đã từng phỏng vấn Hồ Xuân Hương, Vũ Trọng Phụng hay Chí Phèo, Thị Nở…Nhưng đây không phải thủ pháp nghệ thuật báo chí như thế, mà là cuộc phỏng vấn rất nghiêm túc: “Chiến tranh đã kết thúc, nhưng công cuộc bảo vệ đất nước vẫn không một ngày ngưng nghỉ. Nhân dịp này, nhà văn Hà Nguyên Huyến có cuộc trò chuyện với nhà thơ Trần Đăng Khoa – Ngưòi đã có mặt nhiều lần trên quần đảo Trường Sa, có nhiều sáng tác hay về những người lính bảo vệ đảo hôm nay”, trong khi đó, Trần Đăng Khoa lại chẳng biết gì về những điều mình đã “trả lời”, nên buộc tôi phải thưa lại đôi điều, để tránh sự hiểu lầm không cần thiết, dù tôi biết nhà văn Hà Nguyên Huyến và tòa báo đều rất thiện chí.
Báo Văn nghệ số 18+19, phát hành dịp 30 Tháng Tư, kỷ niệm 36 năm ngày Thống nhất Đất nước, được chuẩn bị khá công phu, có bài phỏng vấn Trần Đăng Khoa, với tiêu đề: “Những cột mốc sống” của nhà văn, nhà báo Hà Nguyên Huyến. Thoạt đầu, tôi tưởng đây là cuộc phỏng vấn giả tưởng. Nghĩa là tác giả tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng, như một số nhà phê bình, nhà báo đã từng phỏng vấn Hồ Xuân Hương, Vũ Trọng Phụng hay Chí Phèo, Thị Nở…Nhưng đây không phải thủ pháp nghệ thuật báo chí như thế, mà là cuộc phỏng vấn rất nghiêm túc: “Chiến tranh đã kết thúc, nhưng công cuộc bảo vệ đất nước vẫn không một ngày ngưng nghỉ. Nhân dịp này, nhà văn Hà Nguyên Huyến có cuộc trò chuyện với nhà thơ Trần Đăng Khoa – Ngưòi đã có mặt nhiều lần trên quần đảo Trường Sa, có nhiều sáng tác hay về những người lính bảo vệ đảo hôm nay”, trong khi đó, Trần Đăng Khoa lại chẳng biết gì về những điều mình đã “trả lời”, nên buộc tôi phải thưa lại đôi điều, để tránh sự hiểu lầm không cần thiết, dù tôi biết nhà văn Hà Nguyên Huyến và tòa báo đều rất thiện chí.
Thôi, bỏ qua mấy chi tiết lặt vặt, như Trần Đăng Khoa tự khen mình viết “rất ấn tượng về Trường Sa”, hay sự nhầm lẫn giữa “quân khu” với “quân chủng”, rồi sự lẫn lộn giữa ngôn ngữ người phỏng vấn và người được phỏng vấn, v..v…, tác giả bài báo viết: “… Cũng những năm ấy, nhân có cuộc thi thơ của Tuần báo văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi gửi 07 bài dự thi và một chùm 03 bài được chọn ra để trao giải nhất, trong đó có bài “Thơ tình của người lính biển”. Nói thế này, bạn đọc dễ hiểu rằng, Trần Đăng Khoa gửi về báo Văn nghệ 07 bài thơ dự thi thì 03 bài được trao Giải Nhất, trong đó có bài “Thơ tình của người lính biển”. Thực chất, ba bài được trao Giải A là của ba tác giả khác nhau: (Trần Đăng Khoa: “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”, Nguyễn Đình Chiến: “Gặp lại các em”, Đinh Nam Khương: “Từ những vết chân người”). Bài “Thơ tình của người lính biển” lại không hề nằm trong hệ thống Giải thưởng.
Bàn về bài thơ “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”, tác giả viết: “TĐK: Tôi vẫn cho rằng Xuân Diệu là nhà thơ có “cặp mắt xanh” đối với thi ca. Nhưng trong trường hợp này nếu được chọn tôi sẽ chọn bài “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”… Tôi chắc “Cụ Diệu” cũng thích bài này song còn rất nhiều thứ ràng buộc nên “cụ” không dám!... Điệp khúc “Ôi ước gì được thấy mưa rơi” day dứt suốt cả một bài thơ dài. Dẫu chưa có mưa nhưng chúng ta “cũng có một niềm vui đón đợi”. Trong bối cảnh những năm tám mươi ấy làm sao “Cụ Diệu” dám chọn bài này mà trao giải. Hôm nay nhắc lại nếu được chọn, tôi vẫn chọn bài “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”.
Ô hay! Sao kỳ khôi thế, bác Huyến quý mến ơi! Bài thơ “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” có gì đâu mà “Cụ Diệu” “không dám” trao giải. Thì chính nhà thơ Xuân Diệu cùng với Ban Giám khảo của Tuần báo Văn nghệ đã trao Giải A cho “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” cùng với hai bài thơ của thi sĩ Đinh Nam Khương và Nguyễn Đình Chiến đó thôi!
Còn nhiều tình tiết nữa cũng vặt vãnh đại loại như thế. Sự nhầm lẫn thật đáng tiếc. Những người trong cuộc, hoặc những người biết sự việc chắc sẽ thấy rất buồn cười và không còn hiểu ra làm sao cả.
Rất cám ơn báo Văn nghệ và nhà văn Hà Nguyên Huyến, trong những ngày kỷ niệm Thống nhất đất nước đã nhớ đến Trường Sa và những người lính đang ngày đêm bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng này. Đây là vùng đất gian khổ nhất của Tổ quốc. Máu đã đổ ở Trường Sa rồi đấy. Nhiều nhà thơ, nhà văn chúng ta đã dồn không ít tâm huyết cho vùng đất thiêng này. Đó là những Duy Khán, Hữu Thỉnh, Đình Kính, Phạm Đình Trọng, Lê Hoài Nam, Nguyễn Xuân Thủy, Lê Thị Kim và gần đây nhất là Thuận Hữu với bài thơ “Ở tiểu đội chúng tôi” vừa mới in trên báo Nhân Dân… Bằng những con chữ mong manh và đầy giông gió ấy, các anh các chị cũng đã cắm được những cột mốc chủ quyền theo cách của riêng mình cho quần đảo thiêng liêng và bất khả xâm phạm của chúng ta.
Cuộc trò chuyện tưởng sẽ rất cảm động về vùng đảo thiêng, cũng là miền văn chương ít nhiều còn mới mẻ với đông đảo bạn đọc, nhưng rồi rốt cuộc lại là sự tiếc nuối bởi những nhầm lẫn lẽ ra không đáng có.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên. Các bác nhà báo phỏng vấn Trần Đăng Khoa thì cũng phải để cho Trần Đăng Khoa tham gia với chứ. Làm báo thế này thì nguy cho người được phỏng vấn lắm, và bạn đọc thì chẳng còn hiểu sự thể ra làm sao!
*******
Ăn theo bài "Đôi điều thưa lại" của Trần Đăng Khoa
Bùi Công Tự
Báo chí xưa nay đã tốn khá nhiều giấy mực để bàn về trách nhiệm của người cầm bút trước nhân dân, trước bạn đọc của mình. Những bài viết về nội dung này đã ca ngợi nhân cách cao thượng, đúng mực của các học giả, nhà văn, nhà báo như Tản Đà, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông, nhóm Tự lực văn đoàn...Mới đây, qua hồi ký "Văn nghệ chí" của nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn chúng ta biết thêm về nhân cách trong sáng của một người tử tế nữa là nhà văn Nguyễn Văn Bổng. Không ai có thể phủ nhận rằng hầu hết các nhà văn của chúng ta, dù tài năng và cá tính khác nhau, đều là những người trung thực và trọng danh dự.
Tuy nhiên, trong đội ngũ đông đúc của những người cầm bút, thời nào cũng lẫn vào những tên bồi bút, văn nô; những người viết thiếu trách nhiệm, cẩu thả và cả những kẻ lưu manh đạo văn bị lộ và chưa bị lộ đó đây.
Riêng với tờ báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn, cách đây chưa lâu, dư luận bạn đọc đã phê phán bài ký của nhà văn LTT viết về dự án bô xít Tây Nguyên. Bỏ qua tất cả những ý kiến phản biện xác đáng của các nhà khoa học về những nguy cơ đối với môi trường, hiệu quả kinh tế, an ninh quốc phòng, LTT đã viết một bài ký bị nhiều người cho là bồi bút. Hình như nhà văn này được tập đoàn Than - Khoáng sản mời đi viết nên tác phẩm của ông phải đền đáp xứng đáng "thịnh tình" của các ông chủ tập đoàn này.
Hôm nay đọc bài đôi điều thưa lại của nhà thơ Trần Đăng Khoa tôi lại được biết một bài viết có thể gọi là cẩu thả, thiếu trách nhiệm với bạn đọc của tờ Văn Nghệ. Theo Trần Đăng Khoa báo văn nghệ số 18 + 19 phát hành dịp 30/4 năm nay có bài phỏng vấn Trần Đăng Khoa với tiêu đề "Những cột mốc sống" tác giả là nhà văn, nhà báo Hà Nguyên Huyến. Cũng theo Trần Đăng Khoa thì cuộc phỏng vấn này hoàn toàn không có thật. Nội dụng những câu trả lời được gán cho Trần Đăng Khoa đều do tác giả Hà Nguyên Huyến hư cấu. Bài viết còn cho thấy sự cẩu thả đến mức lười nhác của nhà văn kiêm nhà báo này như tên của bài thơ được giải của Trần Đăng Khoa cũng không chính xác và những lời nhận xét về nội dung bài thơ "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn" cũng không chuẩn xác.
Bây giờ ở các đài và báo có nhiều phóng viên trẻ. Những sai sót ngớ ngẩn với người mới vào nghề có thể châm trước. Nhưng Hà Nguyên Huyến chắc không còn trẻ, được nhà thơ ngũ tuần Trần Đăng Khoa gọi là "bác" cơ mà. Thế mà bài viết "những cột mốc sống" của ông đã làm một cú lừa độc giả. Ông nhà văn này mà làm quan tòa chắc còn "cẩu thả" (chữ của Ngô Bảo Châu) gấp mấy lần các quan tòa đương thời đâu đó gần nơi ông ?
Tuy nhiên, trong đội ngũ đông đúc của những người cầm bút, thời nào cũng lẫn vào những tên bồi bút, văn nô; những người viết thiếu trách nhiệm, cẩu thả và cả những kẻ lưu manh đạo văn bị lộ và chưa bị lộ đó đây.
Riêng với tờ báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn, cách đây chưa lâu, dư luận bạn đọc đã phê phán bài ký của nhà văn LTT viết về dự án bô xít Tây Nguyên. Bỏ qua tất cả những ý kiến phản biện xác đáng của các nhà khoa học về những nguy cơ đối với môi trường, hiệu quả kinh tế, an ninh quốc phòng, LTT đã viết một bài ký bị nhiều người cho là bồi bút. Hình như nhà văn này được tập đoàn Than - Khoáng sản mời đi viết nên tác phẩm của ông phải đền đáp xứng đáng "thịnh tình" của các ông chủ tập đoàn này.
Hôm nay đọc bài đôi điều thưa lại của nhà thơ Trần Đăng Khoa tôi lại được biết một bài viết có thể gọi là cẩu thả, thiếu trách nhiệm với bạn đọc của tờ Văn Nghệ. Theo Trần Đăng Khoa báo văn nghệ số 18 + 19 phát hành dịp 30/4 năm nay có bài phỏng vấn Trần Đăng Khoa với tiêu đề "Những cột mốc sống" tác giả là nhà văn, nhà báo Hà Nguyên Huyến. Cũng theo Trần Đăng Khoa thì cuộc phỏng vấn này hoàn toàn không có thật. Nội dụng những câu trả lời được gán cho Trần Đăng Khoa đều do tác giả Hà Nguyên Huyến hư cấu. Bài viết còn cho thấy sự cẩu thả đến mức lười nhác của nhà văn kiêm nhà báo này như tên của bài thơ được giải của Trần Đăng Khoa cũng không chính xác và những lời nhận xét về nội dung bài thơ "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn" cũng không chuẩn xác.
Bây giờ ở các đài và báo có nhiều phóng viên trẻ. Những sai sót ngớ ngẩn với người mới vào nghề có thể châm trước. Nhưng Hà Nguyên Huyến chắc không còn trẻ, được nhà thơ ngũ tuần Trần Đăng Khoa gọi là "bác" cơ mà. Thế mà bài viết "những cột mốc sống" của ông đã làm một cú lừa độc giả. Ông nhà văn này mà làm quan tòa chắc còn "cẩu thả" (chữ của Ngô Bảo Châu) gấp mấy lần các quan tòa đương thời đâu đó gần nơi ông ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét