Cù Huy Hà Vũ sau khi toàn tuyên án |
Cù Huy Hà Vũ (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1957; nguyên quán xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) là một tiến sĩ luật, thạc sĩ văn chương, họa sĩ, và là nhân vật bất đồng chính kiến với Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông được sinh ra trong một gia đình của những nhà thơ lớn Việt Nam như Huy Cận (cha), Xuân Diệu (cậu ruột).
Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố và ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với ông về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật hình sự.[1] Chiều 17 tháng 12 năm 2010, Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng truy tố ông về tội danh trên.[2] Sau một lần trì hoãn,[3][4] vào ngày 4 tháng 4 năm 2011, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã tuyên án 7 năm tù và 3 năm quản chế trong phiên xử gây chú ý của công luận.[5][6]
Cù Huy Hà Vũ là con trai của cố nhà thơ Việt Nam nổi tiếng, bộ trưởng Cù Huy Cận, là con nuôi và là cháu ruột của nhà thơ Ngô Xuân Diệu.[7] Mẹ của ông là bà Ngô Thị Xuân Như, em ruột Xuân Diệu, thuộc dòng họ Ngô Đức Kế làng Nam Sơn, thị trấn Can lộc, từng công tác tại Ban Kiểm tra 12, Phủ Thủ tướng, Bác sĩ Viện Y học cổ truyền Việt Nam. Vợ ông là bà Nguyễn Thị Dương Hà, Trưởng văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ, có trụ sở ở nhà riêng số 24 đường Điện Biên Phủ, thành phố Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (chuyên ngành tiếng Pháp), từ năm 1979, Cù Huy Hà Vũ làm việc tại Ban Thông tin Học viện Quan hệ Quốc tế. Trong thời gian 5 năm làm việc ở học viện này, Cù Huy Hà Vũ thường xuyên sang Pháp để tiếp tục học tiếng Pháp và học thêm các chuyên ngành quản lý nhà nước, quan hệ quốc tế, luật kinh tế.[8]
Ông tốt nghiệp Học viện Hành chính công tại Pháp.[7] Ông còn là Thạc sĩ văn chương, Tiến sĩ Luật (đại học Sorbonne)[7] và họa sĩ - Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Dù ông Vũ không có giấy phép hành nghề luật sư,[9] gia đình ông có Văn phòng luật sư mang tên Cù Huy Hà Vũ, do vợ ông là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà làm trưởng văn phòng. Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ từng bào chữa cho tướng công an Phạm Xuân Quắc trong vụ án Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải liên quan vụ tham nhũng PMU18.[10]
Cù Huy Hà Vũ trở nên nổi tiếng sau khi có nhiều vụ kiện được đánh giá là khuấy động dư luận.[11] Ông là người góp công trong việc ngăn chặn dự án xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh,[7] dự án tái dựng đền Cẩu Nhi trên gò nổi hồ Trúc Bạch[12][11], và cũng rất tích cực đấu tranh cho việc chống chặt cây xây khách sạn tại các công viên cây xanh.[13]
Ông được dư luận thế giới chú ý đến sau khi đệ đơn kiện thủ tướng Việt Nam đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, và được nhiều báo đài quốc tế như BBC, VOA, AFP quan tâm phỏng vấn.
Cù Huy Hà Vũ đang bị tạm giam từ ngày 5 tháng 11 năm 2010 vì cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 – Bộ luật Hình sự, trong đó đơn kiện thủ tướng của ông bị cho là "vu khống lãnh đạo".
Theo Thông tấn xã Việt Nam, chiều 17 tháng 12 năm 2010, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng đối với ông Vũ. Theo khoản 1, điểm C, Điều 88 Bộ luật Hình sự, ông Cù Huy Hà Vũ bị khép tội "Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".[14]
(nguồn Wikipedia)
Cù, ông sẽ ở tù hết 7 năm không?
Trả lờiXóaÔng luật sư họ Cù, người đang làm rình rang dân mạng nước Việt ta cũng làm mình phải "bình loạn ' tí ti.
Ông Cù có một lý lịch hoàn hảo: Con một " khai quốc công thần" và con của một nhà thơ lớn, học vô cùng bài bản ở Pháp quốc.Thế thì chả có lý gì Ông Cù không có một tương lai nếu chiểu theo tiêu chí của chế độ và hậu đãi của nhà nước cho con cái của các bậc công thần. Nhưng ông không làm thế mà đi ngược lại, ông làm thế bởi ông trót nhiễm " tây học" mất rồi và hình như ông cũng có "vấn đề" vì những việc ông làm có lẽ cũng vì nước vì dân khi kêu gọi công bằng và dân chủ.Vấn đề là cách ông làm và điều ông nói rất "ngông" không nói là " đại ngông" khác hẳn với cách mà tuyệt đại con dân nước Việt không dám nói và không dám làm. Ông kiện Thủ Tướng, Ông ứng cử quốc hội... và đương nhiên là trượt từ vòng " gửi xe".Và ông dấn lên, nói và viết đòi thay đổi điều 4 hiến pháp và đòi đa nguyên đa đảng.Thế là ông lĩnh 7 năm tù và 3 năm quản chế.Buồn và cũng thương cho vợ con ông( chứ không phải cho ông ) phải chịu cảnh chia lìa.
Mình không thích gì cái kiểu phát ngôn hơi quá đà của ông Cù và biết chắc việc ông làm chắc chưa đủ làm thay đổi cả một chế độ nhưng cũng phục sự dũng cảm của cá nhân ông, ít nhất ông đã không giống như một vị luật sư điển trai LCĐ khi vừa ra tòa đã nhổ toẹt vào cái "lý tưởng" mà mình ký tên và tham gia để hưởng lượng khoan hồng.
Hãy kiên định và bảo vệ những điều ông cho là đúng. Rồi ông sẽ không ở trong đó hết 7 năm đâu, tôi chắc đấy.
Được đăng bởi NGUYỄN THẾ TUẤN
Nguồn http://vietsing24h.blogspot.com/2011/04/cu-ong-se-o-tu-het-7-nam-khong.html
Về sự sợ hãi
Trả lờiXóaNgô Bảo Châu
Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trương hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn. Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
Nguồn: Blog Thích Học Tóan.
Huy Đức, theo Facebook: Chính quyền có thể là đã lo lắng về một đám đông có thể xuất hiện khi đưa tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ra tòa nên đã triển khai một lực lượng cảnh sát hùng hậu ngay trong ngày tòa xử.
Trả lờiXóaNếu cứ để ông Cù Huy Hà Vũ nghênh ngang bên ngoài, có lẽ ông khó lòng tập hợp được sự quan tâm của quần chúng tới mức dấy lên sự sợ hãi cho chính quyền. Nếu để ông Cù Huy Hà Vũ tự do ngôn luận, có lẽ ông khó lòng thu hút được sự chú ý của giới bloggers, báo chí và khó lòng trở thành một nhân vật được đề cập trong một bài feature của tờ New York Times. Nếu để ông Cù Huy Hà Vũ tự do kiện tụng có lẽ người dân sẽ thấy Chính quyền tự tin và mạnh mẽ. Và có lẽ, nếu thả ngay ông Cù Huy Hà Vũ sau cái hôm ở khách sạn, hình ảnh một người đàn ông 50s bụng phệ sẽ được nhớ lâu hơn, và khó có thể bị thay thế bởi hình ảnh một tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, comple, cavat, trán rộng, đầu ngửng cao, ngạo nghễ đi giữa hai hàng cảnh sát.
Trong một nhà nước toàn trị, chính quyền có đủ quyền lực để làm bất cứ điều gì. Nhưng không phải cứ toàn trị thì không cần cân nhắc chính trị khi hành xử quyền hành vốn không bị ai giới hạn. Bức ảnh linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt mồm trong phiên tòa diễn ra ngày 30-3-2007 mang tính biểu tượng có lẽ không kém bức ảnh tướng Loan dí súng vào đầu bắn một tù binh hồi Mậu Thân. Trong lần đến Mỹ, khi trả lời phỏng vấn đài CNN, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết giải thích, khi ấy linh mục Nguyễn Văn Lý đã lăng mạ tòa. Nghe nói ông Lý còn định đạp đổ cả vành móng ngựa.
Cũng như những phiên tòa cùng loại, thường thì chính quyền chỉ muốn nó diễn ra đúng kịch bản, chứ ít khi để nó diễn ra tự nhiên. Phiên tòa sẽ chính trị hơn, chính quyền sẽ được lợi hơn nếu hình ảnh cha Lý-thay vì dùng lý lẽ lại dùng những lời lẽ không thích hợp ở một nơi tôn nghiêm-được phát đi trên truyền thông đại chúng. Hôm đó, nếu như các nhà báo được vào phòng xử án thì họ sẽ phải ngồi sau lưng cha Lý và đã không thể chụp bức ảnh cha Lý bị bịt mồm. Vì quá cẩn thận để các nhà báo quan sát phiên xử qua truyền hình nên bức ảnh chụp gián tiếp đã trở thành một công cụ tố cáo mạnh hơn trăm nghìn bài báo khác.
Không chỉ với “các nhà dân chủ”, cách hành xử cứng nhắc trong vụ nhà thờ Tam Tòa hồi tháng 7-2009, cũng đã tự nhiên đặt chính quyền trước một xung đột với các giáo dân. Tháp chuông bị bom-một chứng tích chiến tranh có giá trị bảo tồn- và tài sản của nhà thờ là hai mối quan hệ khác nhau. Không chỉ có giáo hội, nhiều người dân từng nuôi giấu những người cộng sản cũng đã phải dở khóc dở cười khi nhà của họ được xếp vào hàng di tích-Họ không còn dễ dàng đem bán, đem sửa nhà mình.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaHuy Đức (tiếp theo và hết)
Trả lờiXóaKhông phải con cái trở thành nhân vật lịch sử thì cha mẹ không còn được xoa đầu. Quyền hành chánh của nhà nước và quyền dân sự của các tổ chức công dân là hai phạm trù khác nhau. Nếu quyền về tài sản của tổ chức, công dân không được tôn trọng thì xung đột là điều không tránh khỏi. Giáo hội chắc chắn cũng nhận thức được sức thu hút của cái tháp chuông bị đánh bom để bảo tồn và khai thác sự quan tâm của du khách. Nếu như để cho họ quản lý di tích ấy theo luật Bảo tồn và xây lên bên cạnh một nhà thờ để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng thì không những nhà nước-giáo hội có thể hữu hảo với nhau mà bà con lương-giáo cũng không việc chi phải tiếng chì, tiếng bấc.
Xét từ góc độ lợi ích của chính quyền, vụ bắt bớ Cù Huy Hà Vũ mất nhiều hơn được. Nếu cứ để cho ông Vũ kiện cáo, phát biểu trên internet hoặc trên đài nước ngoài, thì dân chúng trong nước cũng chỉ quan sát rồi cười còn những người chống cộng ở bên ngoài cũng không biết lấy cớ gì mà chống. Bắt Cù Huy Hà Vũ, không những giúp ông ấy kiến tạo hình ảnh của một người hùng mà Chính quyền tự nhiên phải đối phó với sự chỉ trích của quốc tế, đối phó với những mối lo ở quốc nội, một cách nhọc công không cần thiết.
Điều đáng chú ý là công giáo đã khai thác không giấu diếm những sự kiện như thế này. Nhiều bloggers, nhiều “nhà dân chủ”, sau những ngày bị bắt, sau khi mãn hạn tù, đã theo đạo để tìm sự chở che của Chúa. Trên mạng cũng bắt đầu thấy hình ảnh bà Dương Hà xuất hiện ở nhà thờ. Giáo xứ Thái Hà còn tổ chức đốt nến cầu nguyện cho Cù Huy Hà Vũ. Để người dân tự do tín ngưỡng và tôn giáo trở thành một lực lượng giúp kiến tạo nền tảng đạo đức thì xã hội sẽ thêm an bình. Để tôn giáo trở thành một lực lượng chính trị thì hậu quả về lâu dài là không lường được.
(Nguồn Basam blog)
TRẦN MẠNH HẢO
Trả lờiXóaTặng CHHV
Con ếch ấy trốn mùa đông nằm trong hang thao thức
Mặc đồng loại ngủ khò, trời sập cũng không hay
Khi mùa đông sắp tàn xuân chưa đến kịp
Con ếch tiên cảm ơi, sao vội kêu ộp ộp thế mày ?
Tiếng kêu đánh thức đồng loại báo cho kẻ rình bắt ếch
Rằng : lạy ông tôi ở bụi này
Tất nhiên chú ếch báo hiệu kia liền bị bắt
Nằm trong giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm
Mùa xuân đến loài ếch bừng mở mắt
Đâu biết kẻ thức tỉnh mình vừa vĩnh biệt ao
Nguồn: Nguyễn Trọng Tạo blog.