Giang hồ vặt tại Hà Lan |
Tôi thích hiểu hai chữ "Giang hồ" theo nghĩa tích cực, là "trọng nghĩa, khinh tài", là "chọc trời khuấy nước" trái ngược với những hình ảnh "bó thân về với triều đình, hàng thần lơ láo phận mình sao đây". "Giang hồ" mà kèm thêm "lãng tử" thì đã thấy xông xênh bầu rượu, túi thơ, thấy "gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo". Bởi vậy tôi thích đọc blog "Người lữ hành kỳ dị" của kẻ "uông rượu làm thơ giang hồ nửa buổi" Đàm Hà Phú (tôi lưu trong blog mình dưới tên "Giang hồ lãng tử"). Thích thơ anh và thích những câu chuyện cuộc đời giang hồ nửa buổi của anh. Tôi thán phục và phần nào ghen tỵ với anh, người đã dám sống hết mình cho những đam mê, sống nhiều hơn tôi, trải đời nhiều hơn tôi dù ra đời sau tôi dễ đến một con giáp. Tôi cũng đồng cảm với nhà thơ Thu Bồn "ta cũng chẳng màng chi nghiệp lớn. Bồ đào không có chẳng giai nhân. Cửa nhà thông thốc mười phương gió. Túi rỗng nhiều phen bạn đỡ đần".
Tất nhiên tôi rất thích bài thơ "Giang Hồ" dưới đây của nhà thơ Phạm Hữu Quang, rất tiếc chàng đã dừng bước giang hồ khi mới vừa 49 (28-4-2000). Tôi không chắc nhiều người biết bài thơ này nhưng chắc chắn rất nhiều người thuộc hai câu thơ "GIANG HỒ TA CHỈ GIANG HỒ VẶT. NGHE TIẾNG CƠM SÔI CŨNG NHỚ NHÀ". Tôi chép lại đầy đủ bài thơ này từ trang Web của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.
GIANG HỒ
Tàu đi qua phố, tàu qua phố
Phố lạ mà quen, ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi, trèo thang với… giặt đồ.
Phố lạ mà quen, ta giang hồ
Chẳng lẽ suốt ngày bên bếp vợ
Chẻ củi, trèo thang với… giặt đồ.
Giang hồ đâu bận lo tiền túi
Ngày đi ta chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa trắng cả lòng
Ngày đi ta chỉ có tay không
Vợ con chẳng kịp chào xin lỗi
Mây trắng trời xa trắng cả lòng
Giang hồ ta ghé nhờ cơm bạn
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình.
Đũa lệch mâm suông cũng gọi tình
Gối trang sách cũ nằm nghĩ bụng
Cười xưa Dương Lễ với Lưu Bình.
Giang hồ có buổi ta ngồi quán
Quán vắng mà ta chửa chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si.
Quán vắng mà ta chửa chịu về
Cô chủ giả đò nghiêng ghế trống
Đếm thấy thừa ra một gốc si.
Giang hồ mấy bận say như chết
Rượu sáng chưa bưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cũng liêu xiêu.
Rượu sáng chưa bưa đã rượu chiều
Chí cốt cầm ra chai rượu cốt
Ừ. Thôi. Trời đất cũng liêu xiêu.
Giang hồ ta chẳng hay áo rách
Sá gì phải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường.
Sá gì phải lược với soi gương
Sáng nay mới hiểu mình tóc bạc
Chợt tiếng trẻ thưa ở bên đường.
Giang hồ ba bữa buồn một bữa
Thấy núi thành sông biển hóa rừng
Chân sẵn dép giày trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung…
Thấy núi thành sông biển hóa rừng
Chân sẵn dép giày trời sẵn gió
Ngựa về. Ta đứng. Bụi mù tung…
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta khóc mới hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
Hình như ta khóc mới hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
5 – 1991
Phạm Hữu Quang
Bất đáo trường thành phi hảo hán |
cảm ơn anh, Phạm Hữu Quang quả nhiên đúng nghĩa là tay giang hồ mà nhiều người ngưỡng mộ. Anh có một người con, hình như cũng viết lác khá tốt, để hôm nào tìm cách làm quen mới được :)
Trả lờiXóaThanks Phú.
Trả lờiXóaEm cũng thích bài thơ này. Anh Bo nhìn cũng phong trần quá chớ. ( là gần với giang hồ đó) :)
Trả lờiXóa