Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

TRÚT`

Lâu nay bận bịu con mọn, chỉ vào Facebook mà bỏ bê blog. Nay cuối tuần ghé vào thấy bụi bặm ghê quá, thôi thì quét mấy nhát chổi cũ cho đỡ bụi rồi treo ít hình cha con Ben lên vậy


Cây luôn trút lá
qui luật muôn đời
qua vừa vàng úa
nay đã xanh ngời

Ta không nỡ trút
thương thân loã lồ
mãi ôm tình úa
mau thành xương khô

Ta không trút lá
ngắm người bình minh
ta hoàng hôn tuổi
lãng du một mình

Người ơi lá trút
đông qua xuân về
chồi non chúm chím
nhựa trắng dầm dề




Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

THƯ CỦA BÉ

THƯ BEN GỬI ANH HAI

Tên em là Trịnh Thái Khang
Ở nhà ba gọi là thằng cu Ben
Tính em không thích bon chen
Tâm hồn thoải mái nên em hay cười
Ba yêu em nhất trên đời
Anh từ thứ nhất thành người thứ hai
(Vì anh đã có chị Hai)
Ba mình thì cứ "Ben ơi, Ben à"
Em giờ chưa thể đi xa
Suốt ngày quanh quẩn, la cà bên nôi
Mấy dòng tâm sự vậy thôi
Anh về Ben sẽ cạn lời với anh





THƯ ANH HAI GỬI BEN

Ben ơi anh bảo Ben này
Ben ăn, Ben ngủ rồi cày trên...nôi
Anh giờ ở mãi xa xôi
Bận cày, bận cấy đâu ngồi với em
Anh thì cũng chẳng bon chen
 Nên anh rất thích ngắm em vui cười
Ba mình giờ đã già rồi
(Tính hay cáu kỉnh), em ơi chớ đùa
Ăn, ngủ, ị phải ra trò
Nếu không anh sợ rồi no văn đòn
Bao giờ em chạy lon ton
Thì lên thành phố giữ con anh..già



THƯ BA GỬI HAI CON

Các con khác mẹ sinh ra
Nhưng chung huyết nhục của ba kết thành
Non kia ai nhuộm mà xanh
Người kia ai nặn mà thành trẻ con
Núi còn lở, đá còn mòn
Tình cha nghĩa mẹ chẳng non nào bằng
Cách nhau cả một chặng đường
Nhưng tình huynh đệ thì thương nhau hoài
Mai này ba mải rong chơi
Quyền huynh thế phụ, em thời cậy anh...

Ba và anh Hai năm 1988
 

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

QUÀ CỦA BÉ

Ba mẹ tặng cho bé cuộc sống, chú Đạo bạn ba tặng cho bé cái tên

Áo đẹp của các dì



Ba ơi sao ba già thế, huhu, my lo..ve be..lo..ngs to...huhu... dad..dy

Ngủ đi con, mộng bình thường

Sữa Similac mua từ Mỹ...

là quà tặng của mẹ Hạnh- mẹ của anh Hai

 Còn nhiều món quà tình nghĩa khác, sữa non của anh Hai, chị Hai; balo địu em bé của dì Năm, xe tập đi và phong bì lì xì của các cô, các chú trong phòng ba, phong bao lì xì ngày Tết của các bác, các anh, các cháu, những lời động viên thăm hỏi của mọi người.v.v và v.v. Tất cả chỉ mong ...

...bé được cười thật thoải con gà mái..

...và tập ngẩng cao đầu


Con Thái Khang cám ơn ba mẹ và thay mặt ba mẹ cám ơn tất cả mọi người

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

KHI NGƯỜI TA BÉ

Nay ba mới đi làm khai sinh, tên mình là Trịnh Thái Khang


Người "cười" cũng mếu



Từ này phải tập điềm đạm thôi, 3 tháng tuổi rồi đấy

Làm trẻ 3 tháng tuổi mệt ghê

Thôi ngủ cho "phẻ"

Mình vẫn thích nhìn đời như thế này (giống ba với ông nội, hehe)
3 tháng rồi, phải xâm nhập đời sống thôi
ahahahah...

Ohohoh..đâu chỉ có cây xanh và nắng vàng...

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

VĨNH BIỆT BÓI GIÀ

Cha con Boi gia va cu Bum (hinh lay tu Quechoa Blog)- Thuong Boi thuong Bum qua chung.
 Mình chưa gặp Nguyên ngoài đời. Mình chỉ là người đọc hay vào blog của em, yêu văn, thơ của em, đôi khi cũng trao đổi, góp ý qua lại trên blog. Em là một họa sỹ nhưng viết văn thật hóm, thật duyên và làm thơ thì man mác tình (mình có chép thơ em vào blog này). Em lập gia đình muộn, mới có con trai chắc chưa đầy hai tuổi. Mình cũng mong có ngày vô tình  mà hữu duyên được gặp và đối ẩm với em. Hôm nay vào Photphet blog, thật đau đớn, em đã đi xa, rất xa, thật xa. Vào blog em vẫn còn bài viết ngắn 58, ngày 18/3, những dòng chữ cô đọng, sâu sắc, sắc như lưỡi dao cứa vào lòng những người yêu mến em. Mình không comment vào blog em được nên đưa về đây mấy bài này  như thắp một nén nhang tiễn vọng em. Thương thay cho một người tài hoa mà mệnh yểu. "Hỡi ôi cái kiếp phù sinh. Hoa rơi lá rụng vô tình vậy sao". Vĩnh biệt em nhé, Đinh Vũ Hoàng Nguyên!

SIN TRÀO BÓI GIÀ & HẸN GẶP LẠI




Gã tên thật là Đinh Vũ Hoàng Nguyên. Trên cõi Net xưng danh là laothayboigia. Mình biết gã chưa lâu, độ một năm giở lại. Ngoài đời, gã đen đúa, rắn rỏi, mặt đầy sẹo, tàn tích của những cú ngã xe sau những trận say bất tử.


Rảnh rỗi, mình hay gọi gã đi bú diệu. Mình dạng thần bia, còn gã thánh diệu. Hợp nhau ở cái khoản bú đớp, phét lác, luyên thuyên. Trận nào cũng say tan tác. Nhiều bận gọi, gã chối không đi, bởi nhiều nhẽ, tỉ như cầm cọ, trông con, đánh toa lét. Nhưng thực ra gã ngại. Như có lần say, gã tỉ tê, ông mời nhiều quá, tôi ngại. Rồi gã cũng cố công mời mình một bữa ra trò, bia cỏ thôi, ăn uống mà cứ nhìn nhau áy náy. Hôm đó còn nhớ, gã đi cùng  Quốc Trọng Xuân tóc đỏ, Đình Toán nhiếp ảnh gia, Tử Huyến dịch sĩ, thi sĩ ở Trần, Ninh mãi chẳng ra Hồ và một vài cao nhân khác chẳng kịp nhớ tên. Hóa ra gã chơi tuyền hàng khủng.


Một dạo nghe đâu gã chuyên tâm luyện Yoga. Mình biết gã luyện vì gì. Gã mắc chứng tật rất ác về thị lực. Thường thì không sao, mỗi lần cầm cọ vẽ thì mắt cứ mờ tịt đi sau khoảng 30 hoặc 45 phút. Thế nên, họa phẩm của gã rất nhọc nhằn. Nhưng được bức nào thì ra bức ấy. Trong mắt kẻ mù màu như mình, tuyền trác tuyệt. Gã khoe, được giá lắm, tuyền bốn, năm ngàn, không có bán.


Thêm một lí do nữa là gã mắc chứng dạ dày rất nặng. Đó là hậu quả của những trận rượu vã từ thửo hàn vi cũng như sự nhiệt tình, hết mình, nể bạn của gã lúc hiện tại. Một ngày, theo gã thống kê, điện thoại có tới gần hai chục cuộc gọi nhậu. Một ngày một trận nhậu thôi cũng đã chết. Đằng này có bữa, gã chạy sô đến ba. Vẫn tại cái sự nhiệt tình, hết mình và nể bạn. Nhẽ vì thế mà người ta yêu quý gã.


Mắt kém nên gã vẽ chậm. Năng lượng sáng tạo trong gã chửi đôi con mắt thậm tệ. Gã giải phóng cho nó bằng cách cầm bút. Gã vẽ đời bằng bút bi và ít chì màu. 


Trước tết, gọi gã làm bữa rượu tất niên. Gã bảo ốm, đang nằm viện. Hỏi thăm bệnh tình thì gã chỉ bảo cảm xoàng. Mình không tin lắm. Cảm xoàng ai đi nằm viện? Hối hả của công việc lẫn tết tư làm mình cũng quên bẵng.


Qua tết, anh em ngồi tụ bạ khai xuân, nhớ đến gã nên bốc máy gọi mời. Gã bảo vẫn đang nằm viện. Bỏ mẹ rồi, dứt khoát không phải bệnh xoàng. Hỏi nằm đâu để đến thăm, gã đáp viện E, khu Cầu Giấy. Rượu tàn, gọi gã để xem phòng ốc lối lang. Gã không nghe mà nhắn một tin cụt ngủn " ông đừng đến, tôi phải đi tia xạ". Thông tin đó và linh cảm mách cho mình một sự thật chẳng mấy an lành.


Ít lâu sau đó, Mai Thanh Hải gọi, Nguyên nó sắp chết, đến thăm đi. Hải còn nhắn cả địa chỉ " phòng cấp cứu, BV Vạn Xuân, tầng 6, toà nhà 7 tầng trong BV Y học cổ truyền Bộ Công an, 278 Lương Thế Vinh, Hà nội". Hóa ra gã đã chuyển viện. Ngay chiều đó chuẩn bị đến thăm thì nhận được tin nhà, cậu út ham vui mà ra đi mãi mãi.


Chưa kịp hoàn hồn thì hôm nay lại nhận được tin gã cũng đi nốt. Thế là anh em, bạn bè lần lượt bỏ ta đi. Không biết bao giờ thì tới lượt mình???


Sin trào Nguyên nhé. Hẹn gặp lại bên mâm rượu ở cõi Niết Bàn.


Các bạn, lũ con bò, vào đây http://laothayboigia.multiply.com/journal mà đọc văn phẩm của gã. Để xót thương cho một kẻ tài hoa nhưng yểu mệnh. Anh đi bú diệu đây. Địt mẹ đời. Quá khốn và quá buồn.

(Nguồn Phọt phẹt blog)

Lê Minh Hà giới thiệu một nhà thơ, blogger độc đáo

Gió từ Nguyên

Tôi là người đến muộn. Với chữ của Đinh Vũ Hoàng Nguyên.
Thì biết làm sao. Là đàn bà, lại còn sắp cán đích già, chắc chắn là khó tính. Một cái Avatar trên mạng: nào kính đen, nào khăn xếp, nào môi tím lưỡi đỏ, cái tên chủ nhân đọc đã đoán là quá trẻ so với mình, dễ gì hấp dẫn nổi tôi ngay.
Vậy mà đọc thì khó dứt.
Đinh Vũ Hoàng Nguyên có quá nhiều người biết và ngưỡng mộ. Vào blog laothayboigia, hay vào nhà Nguyên ở facebook, có cảm giác đem in thì lời bình về các bài viết của chủ nhân khéo nhiều lần dài hơn chính các bài viết ấy. Đinh Vũ Hoàng Nguyên chỉ quăng một Status thôi là kéo giật được bao nhiêu người nhào vào đọc, rồi bình. Cứ nghĩ đến chuyện mình mang hết góc nọ góc kia của cõi lòng của miền tâm cảm bày ra trên mạng mà thiên hạ coi như nước ao bèo không thèm ném cho hòn sỏi, đọc thống kê lượng người vào thăm nhà Nguyên, khéo buồn khéo tủi khéo ghen.
Quả trên mạng chưa thấy ai có được những Status hài hước thế. Đây không hẳn là cái duyên, giỏi nhìn ngó và biết kể, mà là hẳn một kiểu tư duy, không thể nào bắt chước được.
Nguyên, trong những Status hay entry, tưởng bỗ bã, suồng sã, tợn tạo, tục nữa, nhưng đằng sau những dòng chữ ngắn ngủi là một bầu tâm cảm trước thế sự xa gần, trong tư cách một công dân, nhưng trên hết và sau cùng, là ý thức làm người. Đọc, biết người viết yêu cuộc đời này lắm, thương cuộc đời này lắm, văng tục vào mặt đời cũng vì một sự biết yêu biết thương này.
Đấy là tố chất đầu tiên của một người muốn tận hiến mình cho nghệ thuật. Nguyên là họa sĩ, nhưng Nguyên không viết theo kiểu người có một nghề khác tạt ngang văn chương, quăng cho văn chương đôi ba mảnh tâm tình, đôi ba mẩu tài không dùng hết trong nghề, như một cách thí xả. Đọc lại trọn vẹn blog laothayboigia, dễ nhận ra ở đó một tâm thái nghệ thuật nghiêm cẩn và đa diện.
Nghịch ngợm, phá phách, tinh quái đến điều là Nguyên ở các entry viết về bè bạn. Chuyện là của riêng, mà viết ra khiến người không can dự phải đọc không dứt được, thế có nghĩa là tài. Thế có nghĩa là người viết đã mở được cửa cho đời vào. Những “y và những gã”, những “hiệp hội sản xuất bàn là”, đọc rồi cứ nghĩ chỉ cần công bố rộng nữa rộng mãi là giúp khối người khỏi phải đi tới các lớp dưỡng sinh tập nhe răng. Chữ nghĩa của người viết ở đây hệt như nhất dương chỉ, cù nhẹ một cái là khiến bao nhiêu cơ quan đoàn thể trong người đọc nhất loạt khởi động tập trung vào một tư thái duy nhất: cười.
Không có nội lực bằng thế, nhưng người có thể kể chuyện hài, viết hài hài thì cũng chẳng hẳn là khó kiếm. Tuy nhiên, hài được, với cả một chủ ý nghệ thuật thì cực khó. Tôi, tôi thử chán ra rồi. Chịu.
Điều ấy, Nguyên đã thể hiện trọn vẹn trong nhiều entry, khi có khi không được chú là truyện ngắn. Và ở đó, cái hài quay về điểm khởi hành: nỗi đau đời, của một kẻ trời sinh bắt phải biết thương đời.
Một chuyện tình” là một truyện ngắn hoàn hảo trong nghĩa này. Phảng phất như Nam Cao, trong cái dịu dàng tít tắp đằng sau câu chữ. Nhưng cái khùng khùng của nhân vật đang to tiếng mình yêu và thất ái thì đúng là của bọn thời nay, rất trẻ, rất vui, cái Nam Cao, do thời thế và do thể tạng xúc cảm, không bao giờ phát lộ.
Ở những entry khác, mà có lúc Đinh Vũ Hoàng Nguyên cũng chú trước là truyện ngắn, tưởng chừng như tác giả Số đỏ có truyền nhân.
Nhưng, cả Nam Cao, cả Vũ Trọng Phụng trong thời của mình mới chỉ phơi bày cái khổ, cái đáng khinh, niềm yêu thương phẫn hận, và cả niềm tin dù đã thấm mùi hoài nghi nặng của mình trước cuộc đời, cho cuộc đời, mà có khi thời ấy mới chỉ đáng bị, đáng được như thế thì Đinh Vũ Hoàng Nguyên đi xa hơn trong cái thời mình. Đinh Vũ Hoàng Nguyên, trong truyện ngắn Chuyện vụn xóm bụi,  Khu cũ (1 và 2) mà tôi nhìn thấy ở đó tầm vóc của một tiểu thuyết đã phơi bày sự phá sản trọn vẹn của một lí tưởng xã hội độc tồn qua ít nhất ba thế hệ ở Việt Nam dường như vẫn đang chỉ đạo bằng quán tính không tâm thế thì là hoạt động thường nhật của không ít người. Xã hội trong thời thịnh đạt của văn học hiện thực phê phán 1930 -1945 quả thối nát nhưng vẫn còn giữ được trật tự, vô trật tự nhất, loạn nhất cũng chỉ là cả làng hào hứng kéo nhau đi nghe thằng say chửi cụ tiên chỉ, xem Chí Phèo tự tử và tràn trề hưng phấn trong phỏng đoán bố con Bá Kiến ngã trâu. Hôm nay, qua Đinh Vũ Hoàng Nguyên, khác, là sự thu nhỏ một xã hội quăng bỏ kỉ cương, luân lí, người người hoặc như Chí Phèo hoặc trong dạng tiềm năng thành Chí Phèo, không say nhưng hồn nhiên hơn cụ Chí ngày xưa, chẳng ai băn khoăn về thiên lương. Nhân vật ở Khu cũ chửi như tập thể dục miệng, nghe chửi như một hình thức luyện tai và luyện tâm. Hoạt động trong ngày của nhóm cư dân nhân vật này được tác giả túm trong ba chữ: chửi chào cờ, đầy tính nghi thức. Cách mô tả này đã nhấc toàn bộ hiện thực của tác phẩm ra khỏi môi trường sống tưởng chừng vẫn như là nối dài hiện thực thời 30 – 45, cho chúng ta nhận diện đó là hôm nay của chúng ta, trì đọng, sống động, cũng cho chúng ta thấy Đinh Vũ Hoàng Nguyên là hậu bối chứ không là truyền nhân của dẫu có là Vũ Trọng Phụng hay Nam Cao. Tác giả Sống mòn và Số đỏ vẫn còn giữ mình (trong tư cách người kể chuyện) bên ngoài hay bên trên hiện thực mình mô tả. Đinh Vũ Hoàng Nguyên, khác rồi, đặt mình vào sống thoải mái giữa dòng đời mình mô tả cực kì trào lộng, trào lộng đến mức nhi nhiên.
Tôi đọc các entry có tên hoặc đơn giản chỉ được đặt tít là viết ngắn rồi đánh số của tác giả này, cứ mong Nguyên viết tiếp và tập hợp lại, in ra, cho những người đọc thích cầm sách trên tay hơn là ngồi thiền trước màn hình máy tính. Với Đinh Vũ Hoàng Nguyên, văn học Việt Nam đã có thêm sắc màu mới. Có thể không nằm trong những quẫy cựa vô vọng về kĩ thuật nhưng không hẳn không cần thiết và thôi miên không ít người viết không muốn hiểu ra những trào lưu ta kêu gọi nhau hướng tới hôm nay là kết quả của sự vận động tâm thế ở một xã hội thời hiện đại văn minh hơn mình. Nhưng cái tinh thần hài hước đậm chất phồn thực, cái sắc bén tỉ mỉ trong quan sát, mà đằng sau câu chữ chặt ra chặt thái ra thái ấy tôi luôn cảm thấy độ mong manh của một tâm hồn cưu mang lắm nỗi chắc chắn sẽ cắm được một giới hạn nữa trên tiến trình vận động của văn học nước nhà, nếu như tác giả… Coi chữ nghĩa là một cuộc chơi nghiêm túc, Đinh Vũ Hoàng Nguyên hoàn toàn xa lạ với sự nhạt, là bi kịch của bất kì ai thiết tha với nghệ thuật, và là thảm họa cho người thưởng thức, chẳng cứ văn chương.
Thì phải có tài. Hẳn thế rồi. Đọc, rồi đọc lại, rồi hoang mang. Tài của kẻ đó là đâu? Văn xuôi? Nhưng hình như chưa hết. Thơ? Đích thị. Thơ mới thật là Đinh Vũ Hoàng Nguyên.
Tiếc, cũng như văn xuôi, y công bố thơ chưa nhiều. Nhưng thơ trong văn chương cũng là khúc nghịch trong nhạc, là một nét phảy màu mang lại hồn vía cho tranh, để đóng đinh vào tâm cảm chúng ta câu hỏi, cũng như lời giải ai người sáng tạo. Thơ, khác văn xuôi, đôi khi là một món ngon như nhất, hoặc đôi khi chỉ cần như là một cọng rau thơm đúng vị, trái mùa. Chỉ với một “Có một phố vừa đi qua phố”, không dài, tôi nghĩ Hà Nội đã có thêm cho riêng mình một thi sĩ, như từng có một Hoài Anh mang ba mươi sáu phố phường đi kháng chiến - chín năm rừng lòng vẫn Thủ đô, một Lưu Quang Vũ trên ngày tháng trên trên cả niềm cay đắng thơ tôi là mây trắng của đời tôi, một Bằng Việt với chuông xe điện trong màn sương rạng sớm – và nắng nhỏ trên hàng cây rét muộn – có thể nào không xui tôi nhớ em, một Hoàng Nhuận Cầm vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu dẫu hòn bi lăn hết vòng tuổi nhỏ - nhưng trong những ba lô kia ai dám bảo là không có - một hai ba giọng hát chú ve kim, và, mang mang nhất: Phan Vũ với Hà Nội phố, một thời chiến tranh, một thời hòa bình, đã xa chiếc lá lạc vào căn gác nhỏ - lá thư quên địa chỉ quay về… Phải, Hà Nội đã có thêm cho mình một người thơ, trong từng chút tự sự, với mình, với ai, cũng cực kì Hà Nội: Đinh Vũ Hoàng Nguyên.
Bất chợt nghĩ rồi một ngày ta sẽ, tôi sẽ, và Nguyên sẽ…
Sẽ thiếu đi, vĩnh viễn, một người có thể lẩy ra vẻ đẹp tuyệt vời, giản dị, bất ngờ của thế gian nhọc nhằn này.
Sẽ còn lại mãi, một hồn người nửa đời chưa hết gió, một hồn người biết chạm khẽ làn rêu.
Phải không?

Lê Minh Hà


Thơ và bài "viết ngắn" của Đinh Vũ Hoàng Nguyên, trích từ blog laothayboigia




Chút tự sự, và em

Những cơn bão xiêu đêm. Những cơn bão dịu dàng.
Những ga lá nhắc nửa đời lỗi hẹn.
Gió hấp hổi suốt một thời của biển
Có bao giờ biết lặng trước mùa thu.
.
Em!
đang nghĩ gì khi anh ôm bàn tay?
Đôi mắt muộn, ngóng vì sao lẻ!
.
Em đừng bâng khuâng điều xa xôi quá
Một cơn mau cũng tạo nên mùa
Bởi ta đến bên nhau đâu phải từ sóng mắt
Mà bởi lòng lắng lại mới thành nhau.
.
Và điều không dễ mất trong nhau
Như cuối nắng còn trăng lưu bóng nắng
Ta thấm qua nhau những niềm chưa hết nỗi...
Đôi mắt muộn, ngôi sao bay chớp vội
Em ủ cánh buồm, câu ước, sao băng.
.
Khi anh lắng nghe tiếng trái tim em
Nghe khoảng lặng nửa đời anh, chợt đập
Nghe bao điều riêng đau, ta không kể
Bởi một điều trong nhịp nhịp đồng rung.
Là điều chẳng dễ gọi thành tên
Nước mắt vẫn không mầu,
khi lăn qua nỗi đau và hạnh phúc.
Đôi mắt muộn, một vì sao rụng
Giọt nước mắt này anh muốn gọi thành tên.
.
Trời rộng đất dài ta đến tìm nhau
Đất trời gọn trong làn hơi nhau thở.
Em nhận nhé nửa đời chưa hết gió
Để cánh buồm... câu ước, sao băng...
.

Có một phố vừa đi qua phố

.
Có bao người vừa đi qua phố
Có một phố vừa đi qua phố
Có chút lòng khẽ chạm… làn rêu.
.
Phố, kẹo lạc kẹo vừng
Con dế thơ ngây gáy vào cơn ngủ
Nắng câu Kiều thơm gió những vòm đêm
Cánh cò lạc bờ đê
cò dò trên ngói
bỗng gặp cái cò trong tiếng à ơi…
.
Phố, làng lúa làng hoa
Người trong phố về quê trong phố
Ngã tư lòng
vương
ngát sen hương…
.
Phiên chợ đầu hôm
Sông Hồng cong mình trên bờ vai thành phố
Người quang gánh gánh làng về phố
Mùa nước đỏ mắt người cũng đỏ
Mỗi mảnh trăng phôi trên mỗi mảnh đời…
.
Cửa ô
Im lìm
Đoàn quân
chuyển mình lên biên giới
Những giọt máu hai mươi hợp dòng xa phố
Ngọn đèn - Tim
cháy thâu sương...
Có người cha tiễn con,
mắng vợ mình mau nước mắt
Nhưng đêm ấy là đêm
mờ mưa, sao tắt
Gò má người cha
mọng
thắp
Ánh sao…
.
Vỉa hè
Lang thang
Đứa trẻ không nhà
trèo sấu trèo me đi bán
Sau cơn mưa
gẫy rắc
cành me…
Người đàn ông
nước mắt không rơi suốt thời chinh chiến
Bỗng mặn mòi se giọt… giữa vành môi!
.
Khúc ơ khúc ơ…
Đêm qua
Tiếng rao cũ lạc người trên gác cũ
Có cụ già cô đơn bỏ phố
Chị hàng rong
đặt tấm bánh trên bàn thờ, hương đỏ
Những mảnh lòng chưa thành quen trong phố
Khóc ngậm ngùi tiễn tưởng một người thân.
.
Bình minh bay từ khung cửa sổ
Dòng sông trôi từ khung cửa sổ
Đa - Nuýp
xanh
sắc cốm Vòng
Những mảng trầm thiêm thiếp giấc đông
Bỗng mở mắt cái hoa lên tháng
Có người con gái
Dịu dàng đưa tháng qua môi
,…
.
Ta bên nhau trên phố của bao người
Bao ân tình vừa đi qua phố
Có một phố vừa đi qua phố!
Có một người lắng phố, bên em.
.
Em hồn nhiên cho phố hồn nhiên
Tóc phả mái bên chiều
phai phai nắng ngói…
Thân thương quá!
lòng sao chợt hỏi
Phố của mình có nối,… phố trong em?!



Blog Entry
Dec 19, '11 3:35 AM
for everyone


... gặp nhau, Gaddafi hỏi Kim Jong-il:

-        Khỏe không?

-        Đ... ịt mẹ, mày thích hỏi đểu à???

Dec 20, '11 10:41 AM
for everyone


Kim lãnh tụ chết. Dân mình gọi Kim là “thằng”.

Còn cái đảng của dân do dân vì dân trong lời chia buồn gọi Kim lãnh tụ là “đồng chí”.

Để dung hòa, có lẽ nên gọi Kim lãnh tụ là “thằng đồng chí”, để vừa có tính đảng, vừa có tính nhân dân.
 


Viết ngắn 57
Jan 18, '12 4:33 AM
for everyone




Nhà văn Nam Cao tả Chí Phèo: “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai”

Đỗ Trung Thoại - Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng khẳng định việc ngôi nhà ông Đoàn Văn Vươn bị phá là do nhân dân bất bình với việc làm của ông Vươn. Thế cũng chẳng sao: nhân dân là tất cả nhưng chẳng là đứa nào.

Địt mẹ, ai dám bảo ăn nói như Chí Phèo thì đéo làm được quan to nào???




Mar 18, '12 5:30 AM
for everyone



Mình đi thi Học tập gương đạo đức Hồ Chí Minh, thấy ông bạn bên cạnh mang cả đống phao, mình hỏi:

- Cậu đéo thấy ngượng à?

- Ngượng thì tao đã đéo làm được tổng bí thư 2 nhiệm kỳ.

Mình ngước lên nhìn mặt bạn ấy, thì ra...

.(Nguồn: Laothayboigia blog)


HIỆP SỸ MẶT CƯỜI EM (Tặng chị Mi)

CƯỜI BẤM BỤNG

CƯỜI NỬA MIỆNG

CƯỜI MỈM CHI

CƯỜI QUÊN LẠM PHÁT

CƯỜI LÃNH TỤ

CƯỜI ĐỘ LƯỢNG

CƯỜI YÊU THƯƠNG