Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

ĐẰNG SAU CÀNH NGUYỆT QUẾ

Năm 1939: Hitler chức mừng Stalin 60 tuổi và…
.

.
Báo “Pravda” (Sự thật) ra ngày 23 tháng Mười Hai 1939, Số 353 đăng lời chúc mừng của Hitler và ngoại trưởng Đức nhân dịp Iosif Stalin 60 tuổi.
.
Kichbu giới thiệu với các bạn toàn văn các lời chúc mừng dưới đây:
.
Gửi Ngài IOSF STALIN
Moscow

Nhân ngày sinh nhật lần thứ 60 của Ngài, xin Ngài tiếp nhận những lời chúc chân thành nhất của tôi. Nhân dịp này tôi chúc cá nhân Ngài sức khỏe tốt, cũng như chúc nhân dân Liên Xô một tương lai hạnh phúc.
 ILDOF HITLER
.
Gửi Ngài IOSIF STALIN
Moscow
.

Nhớ lại những thời khắc lịch sử tại điện Kremlin khởi đầu cho bước ngoặt quyết định trong các quan hệ giữa hai nước chúng ta đối với tình hữu nghị lâu dài giữa chúng ta, xin Ngài tiếp nhận những lời chúc mừng nồng ấm nhất của tôi nhân Ngài 60 tuổi.
IOHIM FON – RIBBENTROP
Ngoại trưởng

Và Báo “Pravda” số ra ngày 25 tháng Mười Hai 1939 đã đăng lời cám ơn của Iosif Stalin:
.
.
Berlin


Gửi NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU NHÀ NƯỚC ĐỨC
Ngài ALDOLF HITLER
.
Xin Ngài tiếp nhận  lòng biết ơn của tôi vì những lời chúc mừng và cám ơn vì những lời chúc tốt đẹp của Ngài dành cho nhân dân Liên Xô.
I.STALIN
.
Berlin

Gửi NGOẠI TRƯỞNG ĐỨC
Ngài  IOHIM FON RIBBENTPOP
.
Cám ơn Ngài, ngài ngoại trưởng, vì những lời chúc mừng. Tình hữu nghị Đức và Liên Xô đã được tôi luyện bằng máu  có tất cả các điều kiện để phát triển lâu dài và bền vững.
I. STALIN
 
(Nguồn Blog Kichbu)

Mời đọc thêm:

STALIN HAI LẦN NGĂN CẢN ÁM SÁT HITLER
Ngày 25-5, tại hội nghị với chủ đề Những trang viết chưa được biết đến của chiến thắng vĩ đại do Học viện Bộ tham mưu quân đội Nga tổ chức tại Moscow (Nga).
Tướng về hưu Anatoly Kulikov tiết lộ Liên Xô đã có ít nhất hai lần lập kế hoạch ám sát trùm phát xít Đức Adolf Hitler, tuy nhiên Tổng tư lệnh Josef Stalin ngăn lại vì lo ngại người lên thay Hitler sẽ ký hiệp ước hòa bình riêng rẽ với Anh và Mỹ.
Theo kế hoạch lần đầu bàn thảo năm 1941, Hitler sẽ bị ám sát tại Moscow nếu quân Đức chiếm Moscow, sau đó địa điểm ám sát được chọn là tổng hành dinh Đức quốc xã ở Berlin (Đức). Năm 1943, Stalin hủy bỏ kế hoạch. Sang năm sau, kế hoạch thứ hai được soạn thảo rất chi tiết. Một “Kinh Kha” tìm cách trá hàng và gầy dựng niềm tin ở bộ chỉ huy quân Đức. Kế hoạch đã làm được nhưng Stalin đột ngột hủy bỏ.
Tướng Anatoly Kulikov, nguyên bộ trưởng Bộ Nội vụ Nga từ năm 1995-1998, nay giữ chức chủ tịch Câu lạc bộ sĩ quan quân đội Nga. Ông cho rằng nếu thực hiện thành công một trong hai kế hoạch, con số gần 27 triệu công dân Liên Xô chết trong Chiến tranh thế giới thứ hai có lẽ giảm đi nhiều và hàng chục ngàn người dân Nhật hẳn thoát khỏi thảm họa bom nguyên tử.
(nguồn: Báo Pháp Luật TPHCM)



Mời đọc tiếp:

KÝ ỨC GÂY CHIA RẼ

Trong bài thứ hai của loạt đánh dấu sự bùng nổ Thế chiến Hai 70 năm trước, sử gia người Anh Orlando Figes phân tích ý nghĩa của Hiệp ước Molotov-Ribbentrop đối với châu Âu năm 1939 - và ý nghĩa của nó ngày hôm nay.


"70 năm đi qua, hiệp ước giữa Hitler và Stalin vẫn phủ bóng lên châu Âu. Ký ức về nó tiếp tục gây chia rẽ.

Với người Ba Lan, Lithuania, Latvia, Estonia và Bessarabia, hiệp ước này mở đầu thời kỳ khủng bố, lưu đầy hàng loạt, nô lệ và giết chóc mà cả Đức Quốc xã lẫn Hồng quân cùng đem lại khi hai bên phối hợp xâm lược các nước này thể theo nghị định thư bí mật của hiệp ước - theo đó, Stalin và Hitler đồng ý chia đôi Đông Âu.

Với người Do thái trên các phần đất này, hiệp ước cấp giấp phép cho sự diệt chủng (Holocaust). Với phe Tả ở châu Âu, ý nghĩ rằng lãnh đạo Liên Xô có thể ký hiệp ước với Hitler là biểu tượng của sự phá sản đạo đức của thể chế Sô Viết.

Trong thời gian dài, những người bênh vực Stalin tìm cách lý giải sự quay ngoắt ý thức hệ như là một nhu cầu thực tiễn để "mua thời gian" cho Liên Xô tự vệ trước Đức.

Rõ ràng đến mùa hè 1939, Stalin có lý do để nghi ngờ Pháp và Anh không thực sự muốn có liên minh quân sự với Liên Xô. Việc Ba Lan, dễ hiểu, không cho phép Hồng quân đóng trên đất Ba Lan là trở ngại chính. Điều này khiến lãnh đạo Liên Xô ngả sang đề nghị an ninh của Hitler.

Nhưng Stalin không xem chuyện này là để mua thời gian cho cuộc chiến chống Đức mà cuối cùng nổ ra năm 1941.

Ông không phân biệt giữa các nước tư bản tự do và độc tài phát xít - cả hai đều là kẻ thù.

Qua hiệp ước, ông nghĩ rằng có thể khiến hai phe này đánh nhau bằng cách cho Hitler rảnh tay xâm lược Ba Lan và đánh các đồng minh Tây phương mà không có sự can thiệp của Liên Xô.


Stalin có những tính toán gì khi ký hiệp ước?

Stalin nói năm 1939: "Chúng ta không phản đối chiến tranh [giữa Đức và các nước Tây phương] nếu chúng đánh nhau và làm suy yếu lẫn nhau."

Cùng với hiệp ước - được Ngoại trưởng Đức Joachim von Ribbentrop và Ngoại trưởng Nga Vyacheslav Molotov ký - còn là nghị định thư bí mật. Trong nhiều năm sau đó, Liên Xô phủ nhận sự tồn tại của chúng.

Mãi đến năm 1989, sau các cuộc tuần hành đánh dấu 50 năm ngày ký hiệp ước, một ủy ban Liên Xô mới thừa nhận chúng tồn tại
- cho dù văn bản đó cũng chỉ công bố tại Nga vào năm 1992

Hiệp ước vẫn là sự mất mặt cho những người ở nước Nga thời Putin tự hào về thành tựu của Liên Xô trong cuộc chiến..

Việc kỷ niệm nó là cái gai thường trực trong quan hệ của Nga với các nước châu Âu láng giềng, những nước nhìn hiệp ước từ góc cạnh đàn áp của Liên Xô sau 1945.

Nghị viện châu Âu đã kêu gọi đặt ngày 23/08 thành ngày tưởng nhớ mọi nạn nhân của các chính thể toàn trị - Hitler và Stalin. Đó không phải là ý tưởng tồi.

Có lẽ nó sẽ giúp giảm căng thẳng do ký ức về hiệp ước tạo ra."

Orlando Figes là Giáo sư Lịch sử tại trường Birkbeck College, University of London. Ông là tác giả nhiều sách về lịch sử Nga, và tác phẩm mới nhất là The Whisperers: Private Life in Stalin's Russia (2007). Sách của ông đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng.
(nguồn BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét