Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN VÀ CÁI CHẾT CỦA NHÂN TÍNH

30-4-1975, Tướng Minh chuẩn bị đọc lời tuyên bố đầu hàng

Ngày 30/4/2011, ngày "hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn" (Võ Văn Kiệt) tôi thấy lòng nao nao. Muốn viết một cái gì đó vào ngày này, bật TV thì thấy một ngày như mọi ngày, họ lại say sưa, hào hứng kể về những câu chuyện cũ mèm đã lùi xa 36 năm. Nữ chiến binh, nhà văn "phản động" Dương Thu Hương đã cảm thấy cái gì đó đổ vỡ trong lòng ngay ngày 30/4/1975 giữa thành phố Sài Gòn. Tướng Dương Văn Minh tự hào vì đã trở thành công dân của một đất nước thông nhất (như vua Bảo Đại tự hào vì mình là công dân của một nước độc lập sau ngày 2/9/1945). Tướng Trần Văn Trà nói với tướng Minh "không có bên thắng, bên thua, chỉ có nhân dân Việt nam chiến thắng đế quốc Mỹ". Lịch sử đã có khoảng lùi 36 năm sao chúng ta chưa thể gọi   tên chính xác cho sự kiện ấy. Vẫn mãi điệp khúc "ngày chiến thắng", "ngày giải phóng", ai chiến thắng ai, ai giải phóng ai khi mà những người lính viễn chinh Mỹ đã thực sự rút khỏi Việt nam sau Hiệp định Paris 1973? đó là cuộc chiến tranh giữa hai ý thức hệ hay cuộc chiến huynh đệ tương tàn?
Cẳng đậu đun hạt đậu
hạt đậu khóc hu hu
cùng sinh từ một gốc
thui nhau nỡ thế ru
Bức ảnh dự báo ngày thống nhất không xa chụp Hai người lính từ 2 bên chiên tuyến tại vùng giáp ranh Quảng Trị năm 1973- Ảnh của Chu Chí Thành-TTXVN
Người ta kêu gọi "hòa giải và hòa hợp dân tộc" sao 36 năm trôi qua vẫn gọi những người phía bên kia chiến tuyến là ngụy quân, ngụy quyền? Sao khi dân chúng hồ hởi, háo hức đón chào các ông Bush, Clinton ..sang thăm Việt nam; sao báo chí chúng ta tự hào tường thuật việc các nguyên thủ của ta được đón tiếp tại vườn hồng, tại phòng bầu dục tòa Bạch ốc? Sao  ông Nguyễn Minh Triết đã thoải mái cụng ly với ông tướng râu kẽm Nguyễn Cao Kỳ mà chúng ta vẫn không thể gọi ngày 30/4 chỉ bằng cái tên vừa đơn giản, đúng thực tế mà nhân văn là ngày "THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC"? 

Kiều bào ở quận Cam gặp gỡ ông Nguyễn Minh Triết
Ngày nay hầu như những người trẻ tiên tiến đều muốn được học tập tại đất nước của cựu thù (trong đó có rất nhiều con, cháu các nguyên thủ, các chính khách, các đại gia,) nhiều lúc chính phủ đã muốn nâng tầm quan hệ với cựu thù lên mức "đối tác chiến lược", sao những ngày này ta không thể bớt "tự sướng" đi một chút?
Tôi nhớ hồi còn chiến tranh, ngoài Bắc rất thích quàng, đội khăn cắt ra từ vải dù của quân đội Mỹ, trong dân gian truyền tụng câu ca (chắc là từ truyền đơn binh vận của VNCH):
Mồm anh thì bảo quân thù
Sao anh lại đội khăn dù của em
 Đã 36 năm trôi qua, đứa trẻ sinh ra từ ngày ấy giờ đã ở "tuổi tam thập nhi lập", vào ngày "Vui" này, mời bạn đọc thử entry dưới đây của nhà văn Nguyễn Quang Lập, bạn nên buồn hay vui?

TRÊN BÀN NHẬU TUẦN QUA
(nguồn Quechoa blog)

1. Trên bàn nhậu tuần qua toàn là  tin tức về những cái chết dễ sợ. Đầu tiên là cái chết của một cái hồ: Hồ Ba Bể đợi ngày… biến mất là cái chết được báo trước của ” hòn ngọc thiên nhiên”, được quốc tế công nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Do khai thác quặng, xây dựng bừa bãi, chặt phá rừng gây xói lở, chỉ trong vòng 30 năm, những cái hồ khổng lồ giờ đã bị biến mất thay vào đó là cột điện, ruộng cấy bản làng và đường đi. GS Đặng Hùng Võ nói: “Tôi có cảm giác toàn bộ hệ thống quản lý ở đây đều vô thức, vô cảm, vô trách nhiệm. Chúng ta “ăn quỵt” của thiên nhiên một, chúng ta sẽ bị thiên nhiên đòi lại gấp nghìn lần. Rõ ràng ở một cấp nào đó đã có lỗi và phải chịu trách nhiệm”. Cấp nào vậy ta? Hay là tất cả các cấp, nghĩa là không có cấp nào, hu hu.
 
2.Kế đến là cái chết của con voi: chú voi Back Khăm, 38 tuổi của đã bị sát hại dã man. “Kẻ ác đã tháo dây xích cột voi, dắt voi vào một khu rừng rậm cách đó khoảng 3km, buộc chân trước vào một cây rừng rồi dùng rìu cố chặt đứt gân 2 chân sau của voi.”
Kẻ ác là ai? Người lạ không dễ đến gần được voi, chỉ người quen mới dễ dàng dắt voi vào rừng sâu. Ủa, ai quen voi Back Khăm vậy ta?  Người đẹp Kỳ Duyên  đã bình một câu rất hay: Voi Back Khăm bị cứa đứt gân đến chết. Hay chính “cái gân” đạo đức xã hội vốn đã quá nhiều thương tích một lần nữa, cũng đang bị cứa đau đớn?
 
3. Loạt bài phóng sự của báo SGGP (chứ không phải của lực lượng thù địch): “Vườn quốc gia Yok Đôn đang chết” là cái chết thứ ba trên bàn nhậu tuần này. “Nhiều cánh rừng gỗ quý bị chặt trắng, hàng chục hécta đất rừng bị tàn phá và rất nhiều loài động vật quý hiếm bị tàn sát không thương tiếc.”
Ai giết chết Vườn quốc gia Yok Đôn? Chỉ cần đọc đoạn này thì rõ: “Theo quy định, bất kể người dân nào muốn vào các vườn quốc gia đều phải xin phép và chịu sự giám sát nghiêm ngặt của cán bộ kiểm lâm vườn, để bảo đảm không một ngọn cỏ, cành cây, không một sinh vật nào có thể mang ra khỏi vườn. Thế nhưng, thực tế tại Vườn quốc gia Yok Đôn lại hoàn toàn khác. Hàng ngày có hàng trăm người dân tự do ra vào vườn bất kể giờ nào với đủ loại phương tiện từ xe gắn máy, xe đạp thồ đến voi… Hàng chục, thậm chí có thời điểm hàng trăm cây gỗ quý – có cây đường kính hơn 1m – mỗi ngày “vô tư” được chở ra khỏi rừng mà không bị một lực lượng chức năng nào kiểm tra, bắt giữ…”
Nếu vẫn không biết thủ phạm là ai hãy đọc đoạn này: “Ra tới đường, lại thấy 2 kiểm lâm lăm lăm khẩu AK quát: “Đi đâu! Nhà báo vào quay phim chụp hình phải không? Ai cho vào, giấy đâu?”. Sau một hồi giằng co, chúng tôi được “tự do” khi nghe tiếng một kiểm lâm nói trong điện thoại: “Để chúng nó đi hả anh…” chợt nhớ câu: Lâm tặc là ai lâm tặc là ta/ Tham ngu vô đạo hóa ra lâm tặc.
 
4.Thác Bản Giốc từ ngày bị xẻ đôi, nửa còn lại không chết, cũng không bị bắt làm tù binh, nhưng đang rơi vào sự ghẻ lạnh, lãng quên. TẠI SAO, BẢN GIỐC? là tiếng kêu của một người lính khi trở lại chiến trường xưa. Năm 2000 anh lên Bản Giốc nghe lính biên phòng tâm sự: “Mình cứ trồng ngô là họ sang nhổ. Xô xát suốt. Chỉ còn thiếu nước… nổ súng” và ao ước: “Giá khu vực này được đầu tư, phát triển bằng một phần bên kia, bọn em cũng đỡ buồn và đỡ… tủi thân”.
Năm nay anh lên Bản Giốc thì cái sự tủi thân ấy vẫn còn nguyên xi.
“Cách đây gần 5 năm, người ta đã vạch ra cái gọi là Dự án Khu Du lịch Thác Bản Giốc với cơ man các khu chức năng (Trung tâm đón tiếp, điều hành du lịch và dịch vụ công cộng; cơ sở lưu trú; thể thao nước; thăm quan và nghiên cứu hang động kết hợp thể thao leo núi; bản văn hóa các dân tộc…) do 1 Phó Thủ tướng Chính phủ ký đàng hoàng. Thế nhưng, đến bây giờ, cái mà dự án làm được, chỉ là đoạn đường trải đá dăm đã trôi hết đá, lổn nhổn đá xanh u cục, chiếc cầu tre đủ 2 người tránh nhau và… mấy tấm biển gỗ nền xanh, chữ trắng nhắc nhở “Không tè bậy, vứt rác”…
“Mấy trăm mét đường biên giới thiêng liêng, nơi địa đầu Tổ quốc, ở địa điểm mang tính nhạy cảm nhất nhì, mà không kéo được ngọn điện soi sáng, mà hình như có ý định nhờ láng giềng bên cạnh, nổi tiếng là thâm hiểm – tham lam soi hộ… thì việc người dân đặt câu hỏi về phương thức ngoại giao “buôn bạc giả” cũng là điều dễ hiểu và nguy cơ bị mất đất, nói thật, cũng không thể không xảy ra…”
Đau!
 
5.“Truy tố nguyên sĩ quan công an tiếp tay chuyển ma túy vào trại giam”là tin khởi đầu cho một loạt tin ai cũng hiểu chỉ một số người không hiểu. “Công an đánh người mang thai tại trụ sở?“- Câu hỏi tương tự thế này tuần nào cũng vang lên. Người ta đang băn khoăn những Dấu hiệu bất thường trong vụ nạn nhân chết tại nhà tạm giữ, chả hiểu sao thắt cổ bằng dây nạp pin điện thoại mà dây không đứt, chỉ bị giãn ra. Lại còn treo cổ ở cửa sổ thì làm sao mà chết. Bỗng có “Thư tuyệt mệnh” của người chết ở trụ sở công an. Vui nhất là trong thư “”Thư tuyệt mệnh” còn có đoạn khen cán bộ điều tra. Cuối cùng tòi ra việc gạ tình vợ nạn nhân. “Sau khi chôn cất chồng, chị Tuyền rời khỏi Tiền Giang. Ngay tức khắc, chị cung cấp qua email cho phóng viên Báo Người Lao Động hai đoạn băng ghi âm hai cuộc điện thoại giữa chị và một người đàn ông tự xưng tên Phú. Theo chị Tuyền, hai đoạn băng này được chị ghi lại khi chồng chị đang bị tạm giữ ở  Công an huyện Bến Cát. Nội dung chủ yếu là ông Phú gạ gẫm chị vào khách sạn với ông ta.”
Tất cả những điều trên phải chăng báo hiệu cái chết của nhân tính do loại virus phi nhân tính đang hoành hành khắp hang cùng ngõ hẻm? Ai cũng hiểu chỉ một số người không hiểu, hu hu.

 Mời đọc thêm:
http://en.citizendium.org/images/thumb/0/0f/South_vietnam_ethnic_1972.jpg/180px-South_vietnam_ethnic_1972.jpg
Thấm thoát mà đã 36 năm. Tính từ ngày 30/4/1975. Nhân dịp đọc một cuốn sách cũ, tôi thấy có vài thông tin về kinh tế của miền nam Việt Nam trước 1975 cũng có ý nghĩa so sánh nào đó ...
Về thu nhập bình quần, theo số liệu kinh tế, GDP bình quân ở miền Nam vào thời trước 1975 là 150 USD.  Thu nhập này tuy chưa cao mấy thời đó, nhưng cao hơn ở các nước Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ, và Pakistan.  Ba mươi sáu năm sau, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng 1100 USD, thua xa Thái Lan (khoảng 4000 USD).
Về giáo dục đại chúng, theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, năm 1973, tỉ lệ dân số biết đọc, biết viết là 70%, rất cao so với các nước Á châu láng giềng hồi đó. Hiện nay, tỉ lệ dân số biết đọc và viết là 90%.  Ba mươi sáu năm, chỉ tăng 20%?
Hôm nọ, khi tôi viết rằng thời trước 1975, du học sinh Thái Lan sang đại học miền Nam học, còn bây giờ thì mình sang đó ... du học. Chẳng có gì xấu hổ. Người ta giỏi hơn mình thì mình học người ta.  Nhưng nói ra sự thật ấy làm tôi nao lòng và buồn về sử đổi đời. Có người từ miền Bắc hỏi tôi có bằng chứng gì giáo dục miền Nam tốt hơn bây giờ? Tôi nói chính tôi là sản phẩm của nền giáo dục thời trước 1975 đây.  Còn hàng vạn "sản phẩm" của nền giáo dục trước 1975 đang ở nước ngoài và họ cũng thành danh, thành tài. Đó là một bằng chứng của nền giáo dục trước kia.
Về trình độ của giới cầm quyền, 36 năm sau nước ta đã có 50% bộ trưởng có văn bằng tiến sĩ.  Thời trước 1975, tôi không có con số chính xác, nhưng chỉ nhớ số bộ trưởng có bằng tiến sĩ chỉ đếm đầu ngón tay.  Ngay cả ông Hoàng Đức Nhã với bằng thạc sĩ nhưng được giới báo chí và công chúng nể lắm rồi.  Nhưng theo Giáo sư Đặng Phong thì tuy họ học không cao, nhưng trình độ thật thì cao và đáng nể:  “Cần phải phân biệt rõ: nền chính trị thối nát (không phải tôi nói, mà người Mỹ và người trong giới chính trị Sài Gòn nói) với bộ máy kinh tế chuyên nghiệp. Những cấp cao nhất, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng... phần lớn là dân võ biền, là lính sang làm chính trị như Thiệu, Kỳ, Khiêm ... Nói chung, họ không có mấy kinh nghiệm để điều hành một xã hội dân sự văn minh. Nhưng điều đặc biệt là cấp dưới của họ (bộ trưởng, tổng trưởng...) và các chuyên gia hàng đầu đều là những người có học vấn, kiến thức kinh tế - xã hội rất giỏi để vận hành khối lượng tiền, hàng cực lớn. Bằng chứng là Nam VN khi đó đã có hệ thống ngân hàng, hệ thống thuế, bảo hiểm ... trình độ quốc tế, hoạt động toàn cầu. Dân đã xài séc, các công cụ tín dụng, công sở xài máy tính IBM, tổ chức nền kinh tế đã sử dụng các phương tiện hiện đại, mà bây giờ chúng ta mới chập chững tiến vào.
Ngày xưa (thời VNCH) cũng có tham nhũng, nhưng hình như bản chất hơi khác với thời nay.  Ngày xưa, giới quan chức VNCH tham nhũng chủ yếu là ăn chận tiền tài trợ của Mĩ.  Thật ra, tham nhũng của VNCH là có lợi cho cách mạng, vì lợi dụng đó mà du kích mới có tiếp viện!  Tham nhũng thời VNCH theo Gs Đặng Phong là “một nguồn hậu cần quan trọng giúp chúng ta thành người chiến thắng”.  Còn ngày nay, cứ như báo chí phản ảnh thì quan chức ăn chận tiền của … dân.  Họ cũng ăn chận (hay ăn cắp?) tài nguyên đất nước.  Hình thức tham nhũng nào cũng nguy hiểm, nhưng ăn chận tiền dân và tài nguyên quốc gia thì đúng là nguy hiểm và […].  Giáo sư Đặng Phong nói: “Tham nhũng cũng là một cách ra đời tầng lớp hữu sản cho nên đạo lý kém hơn, chụp giật hơn, lưu manh hơn.
Ngày 30/4 thường được nhắc đến như là một “ngày chiến thắng”, “ngày giải phóng miền Nam”.  Đứng trên quan điểm kẻ thắng người thua, thì chắc cũng có lí do để gọi đó là ngày chiến thắng.  Nhưng thử hỏi với cả 4 triệu (?) người phải bỏ mạng trong cuộc chiến đó, cộng thêm hàng trăm ngàn bỏ mạng trên biển, và 3 triệu người lưu vong, thì chiến thắng đó có vẻ vang không?  Chẳng lẽ ăn mừng chiến thắng trên xác người?  Còn giải phóng thì có nghĩa là giải phóng từ nô lệ, gông cùm của bọn đế quốc, nhưng trong thực tế ngày xưa đâu có nô lệ, và bọn đế quốc Mĩ cũng đâu có gông cùm gì; chúng vẫn phát triển giáo dục tốt, hệ thống y tế tốt, kinh tế gia đình khá no ấm, học trò lễ phép, báo chí nói khá thoải mái (diễu cợt ông Thiệu, ông Kỳ liên miên).  Do đó, hai chữ “giải phóng” e rằng không thích hợp với thực tế của những con số vừa trình bày.
(nguồn Nguyễn Văn Tuấn Blog)

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

VĂN HÓA DUY TÌNH HAY SỰ GIẢ DỐI

Nhiều nghiên cứu xếp văn hóa Việt nam là văn hóa "duy tình" do xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước. Văn hóa duy tình đẻ ra những xuê xoa trong việc giữ gìn trật tự xã hội,  những nghiên cứu khoa học nặng về định tính, cảm tính và nền cai tri "đức trị" với những chính sách khiến một hiện tượng "sáng đúng, chiều sai đến mai lại đúng".

Hậu quả là cả một xã hội lùng nhùng, không nhất quán từ những vấn đề vĩ mô như đường lối đối ngoại (quan hệ với Trung Quốc là một ví dụ); đường lối kinh tế hết quốc hữu hóa, hợp tác hóa đến cổ phần hóa, tư nhân hóa (danh xưng nền kinh tế thị trướng theo định hướng XHCN là biểu hiện rõ nhất của văn hóa duy tình) đến những vấn đề hẹp hơn như qui định về biển số xe chẵn, lẻ; qui định về quản lý kinh doanh ngoại tệ và kim loại quí; kiểm tra thẻ thương binh các chủ xe ba gác tự chế...

Những nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, khoa học xã hội một cách định tính đã tạo tiền đề cho những cái giả dối, ngụy tạo phát sinh phát triển. Hẳn chúng ta còn nhớ những lùm xùm quanh các nhân vật Lịch sử thời hiện đại như To Vĩnh Diện, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Bé..những sự kiện như số hiệu chiếc xe tăng húc đổ cánh cửa dinh Độc Lập, người thảo lệnh tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh.vv. trong khi các nhân chứng còn sống nói gì đến việc nghiên cứu , đánh giá những sự kiện, con người trong quá khứ. Những ồn ào quanh vụ phát ấn đền Trần, vụ rùa Hồ Gươm.v.v.là những ví dụ.

Trong cuốn tiểu luận "Chân dung và đối thoại" khá nổi tiếng của mình, Trần Đăng Khoa đẵ khắc họa chân dung các nhà văn tiền bối với nhiều chi tiết mà các nhân vật hồi đó hư Tố Hữu, Lê Lựu... đã lên tiếng cho là TĐK bịa. Bây giờ thì đến lượt chính Trần Đăng Khoa kêu trời về những đồng nghiệp của mình tại Báo Văn Nghệ đã ngụy tạo nội dung cuộc phỏng vấn Trần Đăng Khoa mà nhân vật chính không được tham gia.

Với nền văn hóa duy tình và nền cai trị "đức trị" (đức thế nào lại là một câu chuyện khác) liệu bạn có thể tin được bao nhiêu phần trăm những gì đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mà một thời chúng ta đã từng coi những gì thông tin trên báo, đài là chân lý? Bạn tin bao nhiêu khu phố , gia đình treo biển "Khu phố văn hóa", "Gia đình văn hóa" thực sự có văn hóa? và bạn có tin là thông tin "xăng sẽ tăng giá nữa" chỉ là tin đồn nhảm mà các nhà chức trách vừa trấn an?

Mời đọc thêm

NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA: ỐI! XIN CHO TÔI THƯA LẠI

(Nguồn : Nguyễn Xuân Diện Blog)

 
Đôi điều thưa lại
Trần Đăng Khoa
Báo Văn nghệ số 18+19, phát hành dịp 30 Tháng Tư, kỷ niệm 36 năm ngày Thống nhất Đất nước, được chuẩn bị khá công phu, có bài phỏng vấn Trần Đăng Khoa, với tiêu đề: “Những cột mốc sống” của nhà văn, nhà báo Hà Nguyên Huyến. Thoạt đầu, tôi tưởng đây là cuộc phỏng vấn giả tưởng. Nghĩa là tác giả tạo ra cuộc trò chuyện tưởng tượng, như một số nhà phê bình, nhà báo đã từng phỏng vấn Hồ Xuân Hương, Vũ Trọng Phụng hay Chí Phèo, Thị Nở…Nhưng đây không phải thủ pháp nghệ thuật báo chí như thế, mà là cuộc phỏng vấn rất nghiêm túc: “Chiến tranh đã kết thúc, nhưng công cuộc bảo vệ đất nước vẫn không một ngày ngưng nghỉ. Nhân dịp này, nhà văn Hà Nguyên Huyến có cuộc trò chuyện với nhà thơ Trần Đăng Khoa – Ngưòi đã có mặt nhiều lần trên quần đảo Trường Sa, có nhiều sáng tác hay về những người lính bảo vệ đảo hôm nay”, trong khi đó, Trần Đăng Khoa lại chẳng biết gì về những điều mình đã “trả lời”, nên buộc tôi phải thưa lại đôi điều, để tránh sự hiểu lầm không cần thiết, dù tôi biết nhà văn Hà Nguyên Huyến và tòa báo đều rất thiện chí.
Thôi, bỏ qua mấy chi tiết lặt vặt, như Trần Đăng Khoa tự khen mình viết “rất ấn tượng về Trường Sa”, hay sự nhầm lẫn giữa “quân khu” với “quân chủng”, rồi sự lẫn lộn giữa ngôn ngữ người phỏng vấn và người được phỏng vấn, v..v…, tác giả bài báo viết: “… Cũng những năm ấy, nhân có cuộc thi thơ của Tuần báo văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi gửi 07 bài dự thi và một chùm 03 bài được chọn ra để trao giải nhất, trong đó có bài “Thơ tình của người lính biển”. Nói thế này, bạn đọc dễ hiểu rằng, Trần Đăng Khoa gửi về báo Văn nghệ 07 bài thơ dự thi thì 03 bài được trao Giải Nhất, trong đó có bài “Thơ tình của người lính biển”. Thực chất, ba bài được trao Giải A là của ba tác giả khác nhau: (Trần Đăng Khoa: “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”, Nguyễn Đình Chiến: “Gặp lại các em”, Đinh Nam Khương: “Từ những vết chân người”). Bài “Thơ tình của người lính biển” lại không hề nằm trong hệ thống Giải thưởng.
Bàn về bài thơ “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”, tác giả viết: “TĐK: Tôi vẫn cho rằng Xuân Diệu là nhà thơ có “cặp mắt xanh” đối với thi ca. Nhưng trong trường hợp này nếu được chọn tôi sẽ chọn bài “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”… Tôi chắc “Cụ Diệu” cũng thích bài này song còn rất nhiều thứ ràng buộc nên “cụ” không dám!... Điệp khúc “Ôi ước gì được thấy mưa rơi” day dứt suốt cả một bài thơ dài. Dẫu chưa có mưa nhưng chúng ta “cũng có một niềm vui đón đợi”. Trong bối cảnh những năm tám mươi ấy làm sao “Cụ Diệu” dám chọn bài này mà trao giải. Hôm nay nhắc lại nếu được chọn, tôi vẫn chọn bài “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”.
Ô hay! Sao kỳ khôi thế, bác Huyến quý mến ơi! Bài thơ “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” có gì đâu mà “Cụ Diệu” “không dám” trao giải. Thì chính nhà thơ Xuân Diệu cùng với Ban Giám khảo của Tuần báo Văn nghệ đã trao Giải A cho “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn” cùng với hai bài thơ của thi sĩ Đinh Nam Khương và Nguyễn Đình Chiến đó thôi!
Còn nhiều tình tiết nữa cũng vặt vãnh đại loại như thế. Sự nhầm lẫn thật đáng tiếc. Những người trong cuộc, hoặc những người biết sự việc chắc sẽ thấy rất buồn cười và không còn hiểu ra làm sao cả.
Rất cám ơn báo Văn nghệ và nhà văn Hà Nguyên Huyến, trong những ngày kỷ niệm Thống nhất đất nước đã nhớ đến Trường Sa và những người lính đang ngày đêm bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng này. Đây là vùng đất gian khổ nhất của Tổ quốc. Máu đã đổ ở Trường Sa rồi đấy. Nhiều nhà thơ, nhà văn chúng ta đã dồn không ít tâm huyết cho vùng đất thiêng này. Đó là những Duy Khán, Hữu Thỉnh, Đình Kính, Phạm Đình Trọng, Lê Hoài Nam, Nguyễn Xuân Thủy, Lê Thị Kim và gần đây nhất là Thuận Hữu với bài thơ “Ở tiểu đội chúng tôi” vừa mới in trên báo Nhân Dân… Bằng những con chữ mong manh và đầy giông gió ấy, các anh các chị cũng đã cắm được những cột mốc chủ quyền theo cách của riêng mình cho quần đảo thiêng liêng và bất khả xâm phạm của chúng ta.
Cuộc trò chuyện tưởng sẽ rất cảm động về vùng đảo thiêng, cũng là miền văn chương ít nhiều còn mới mẻ với đông đảo bạn đọc, nhưng rồi rốt cuộc lại là sự tiếc nuối bởi những nhầm lẫn lẽ ra không đáng có.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên. Các bác nhà báo phỏng vấn Trần Đăng Khoa thì cũng phải để cho Trần Đăng Khoa tham gia với chứ. Làm báo thế này thì nguy cho người được phỏng vấn lắm, và bạn đọc thì chẳng còn hiểu sự thể ra làm sao!
*******
Ăn theo bài "Đôi điều thưa lại" của Trần Đăng Khoa
Bùi Công Tự
Báo chí xưa nay đã tốn khá nhiều giấy mực để bàn về trách nhiệm của người cầm bút trước nhân dân, trước bạn đọc của mình. Những bài viết về nội dung này đã ca ngợi nhân cách cao thượng, đúng mực của các học giả, nhà văn, nhà báo như Tản Đà, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoàng Trung Thông, nhóm Tự lực văn đoàn...Mới đây, qua hồi ký "Văn nghệ chí" của nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn chúng ta biết thêm về nhân cách trong sáng của một người tử tế nữa là nhà văn Nguyễn Văn Bổng. Không ai có thể phủ nhận rằng hầu hết các nhà văn của chúng ta, dù tài năng và cá tính khác nhau, đều là những người trung thực và trọng danh dự.

Tuy nhiên, trong đội ngũ đông đúc của những người cầm bút, thời nào cũng lẫn vào những tên bồi bút, văn nô; những người viết thiếu trách nhiệm, cẩu thả và cả những kẻ lưu manh đạo văn bị lộ và chưa bị lộ đó đây.

Riêng với tờ báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn, cách đây chưa lâu, dư luận bạn đọc đã phê phán bài ký của nhà văn LTT viết về dự án bô xít Tây Nguyên. Bỏ qua tất cả những ý kiến phản biện xác đáng của các nhà khoa học về những nguy cơ đối với môi trường, hiệu quả kinh tế, an ninh quốc phòng, LTT đã viết một bài ký bị nhiều người cho là bồi bút. Hình như nhà văn này được tập đoàn Than - Khoáng sản mời đi viết nên tác phẩm của ông phải đền đáp xứng đáng "thịnh tình" của các ông chủ tập đoàn này.

Hôm nay đọc bài đôi điều thưa lại của nhà thơ Trần Đăng Khoa tôi lại được biết một bài viết có thể gọi là cẩu thả, thiếu trách nhiệm với bạn đọc của tờ Văn Nghệ. Theo Trần Đăng Khoa báo văn nghệ số 18 + 19 phát hành dịp 30/4 năm nay có bài phỏng vấn Trần Đăng Khoa với tiêu đề "Những cột mốc sống" tác giả là nhà văn, nhà báo Hà Nguyên Huyến. Cũng theo Trần Đăng Khoa thì cuộc phỏng vấn này hoàn toàn không có thật. Nội dụng những câu trả lời được gán cho Trần Đăng Khoa đều do tác giả Hà Nguyên Huyến hư cấu. Bài viết còn cho thấy sự cẩu thả đến mức lười nhác của nhà văn kiêm nhà báo này như tên của bài thơ được giải của Trần Đăng Khoa cũng không chính xác và những lời nhận xét về nội dung bài thơ "Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn" cũng không chuẩn xác.

Bây giờ ở các đài và báo có nhiều phóng viên trẻ. Những sai sót ngớ ngẩn với người mới vào nghề có thể châm trước. Nhưng Hà Nguyên Huyến chắc không còn trẻ, được nhà thơ ngũ tuần Trần Đăng Khoa gọi là "bác" cơ mà. Thế mà bài viết "những cột mốc sống" của ông đã làm một cú lừa độc giả. Ông nhà văn này mà làm quan tòa chắc còn "cẩu thả" (chữ của Ngô Bảo Châu) gấp mấy lần các quan tòa đương thời đâu đó gần nơi ông ?

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

BÙI CHÁT VÀ NHÓM MỞ MIỆNG

“Dân chủ là làm sao cho dân mở miệng, đừng để cho dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng”
Hồ Chí Minh

Tôi biết đến Bùi Chát và nhóm "Mở miệng" từ khá lâu, tất nhiên là trên mạng internet. Cảm giác đầu tiên  họ không thuộc dòng "chính thống", "lề phải". Họ là những thanh nhiên có học vấn, nhiều người giỏi ngoại ngữ. Thơ họ có vẻ như theo trào lưu "hậu hiện đại" (tôi không rành mấy thứ lý luận này). Đề tài thì đủ thứ, có lẽ là tất cả những thứ không xa lạ với con người, từ các vấn đề cao siêu như triết học, chính trị, tư tưởng đến những thú vui đời thường (kiểu như "tứ khoái"), tất cả đều có trong thơ họ bằng thứ ngôn ngữ hoặc cầu kỳ khó hiểu, hoặc dân giã thậm chí cả những từ mà thói thường coi là thô tục.

Ta thử đặt vài câu của "Mở miệng" cạnh những câu thơ sang sảng, những bài thơ đề cập đến tầm vĩ mô vốn nổi tiếng một thời:

* Yêu biết mấy khi con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin
....
Hôm qua loa gọi xe đồng
Thương mình thương một thương ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu
(Đời đời nhớ ông-Tố Hữu)

* Bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người sỏi đá cũng thanh cơm
(Bài ca vỡ đất- Hoàng Trung Thông)

* Chào sáu mốt đỉnh cao muôn trượng
Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng
Trông lại ngày xưa trông tới mai sau
Trông Bắc trông Nam trông cả địa cầu
(Bài ca Xuấn 61-Tố Hữu)

* Stalin mất rồi
Đồng chí Stalin đã mất!
Thế giới không cha nặng tiếng thở dài
  ...
Mẹ hiền ta ơi
Em bé ta ơi
Đồng chí Stalin không bao giờ chết
 
Triệu triệu mẹ già em dại
Đều là súng Stalin để lại
Giữ lấy hòa bình thế giới
Tiếng nổ ca vang dội thấu mặt trời
(Stalin không chết- Chế Lan Viên)

* Nghe tin mất mới thấy lòng quyến luyến
Từ bao lâu yêu Người tận tủy xương
Tiếng khóc đây là tất cả can trường
Thấy Người thật là bát cơm miếng bánh
Người gắn với chúng con trong vận mệnh
(Thương tiếc Đại nguyên soái Stalin-Xuân Diệu)

* Có nhưng con người do vô ý sinh ra
.......
Gió đưa ngọn chuối sau hè
Giỡn chơi một chút ai dè có con
(Mở miệng)

Bùi Chát và nhóm bạn còn thành lập nhà xuất bản "Giấy vụn" để xuất bản các tác phẩm của họ và những người đồng quan điểm, chí hướng.  Tất nhiên đó là nhà xuất bản không có giấy phép, nghe nói nhiều tác phẩm được xuất bản chỉ đơn giản  là những bản photocopy. 

Sau này tôi được một người bạn có sách dịch xuất bản bởi "Giấy vụn" tặng cho mấy tập sách:  "Trại súc vật", "Bài thơ một vần", "Xáo chộn chong ngày"... thì  tôi thực sự bất ngờ về hình thức, nội dung, về chất liệu  và giá trị thẩm mỹ của những ấn bản của "Giấy vụn".


(Trích từ tập Bài thơ một vần, 2009)

Bài thơ một vần
Màu đỏ
Như loài cỏ
Ngỡ là chuyện nhỏ
Nên không ai dọn bỏ
Chúng tôi luôn hốt hoảng nhưng biết làm
thế nào!? Đành bỏ ngỏ..!!!

*
Khó thấy

Sự phát triển của nghệ thuật
Có thể kết liễu một chế độ độc tài
Bao nhiêu người đã nói
Những điều tương tự vậy
Các nghệ sĩ nhậu ở vỉa hè
Kể về tính nước đôi
Cây kim giấu kín trong bọc vải
Lâu ngày cũng thành thơ
Chúng ta
Những cư dân không được đón chào
Gió chiều nào
Ta tào lao chiều ấy

*

Cho anh em dân chủ

Thất bại
Bà ngoại
Thành công

*

Không thể khác

Những người anh em
Đã phản bội chúng tôi
Đã ném chúng tôi vào ngục
Đã nhuộm đỏ màu da chúng tôi
Đã hi sinh mạng sống chúng tôi
Cho những giấc mơ ngột hứng của họ
Những người anh em
Vẫn lừa lọc chúng tôi
Vẫn tước đoạt ánh sáng, giọng nói chúng tôi
Vẫn doạ dẫm chúng tôi
Bằng súng và thực phẩm
Ngoài sức tưởng tượng của họ
Chúng tôi
Dưới bầu trời đen thẳm
Từng ngày từng ngày
Không lúc nào ngơi nghỉ
Việc nghĩ đến họ

Cầu
Nguyện

Tôi không dám bình phẩm về vai trò của "Giấy vụn", "Mở miệng" đối với xã hôi, cộng đồng nhưng từ phương diện cá nhân tôi thấy họ đáng được tôn trọng.

Nhân dịp Hiệp hội xuất bản Quốc tế IPA trao tặng Bùi Chát và "Giấy vụn" giải thưởng "Tự do xuất bản", tôi mượn bài này từ blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.


NTT: Tin nhà thơ trẻ Bùi Chát nhận giải thưởng Quốc tế IPA Tự Do Xuất Bản tại Argentina khiến tôi bất ngờ. Tôi vào mạng tìm kiếm, thì thấy nhiều nguồn tin khẳng định điều đó. Vậy là vài năm gần đây, nước ta nhận được khá nhiều giải quốc tế. Có giải được đón chào nồng nhiệt như giải Toán cho GS Ngô Bảo Châu. Có giải bị o ép như giải Nhân quyền cho một số người tranh đấu. Còn giải cho Bùi Chát? Đó là người sáng lập Nhà xuất bản Giấy Vụn, một nxb chỉ để in những tác phẩm họ thích hoặc chính họ viết ra mà không muốn sự can thiệp của các nxb trong nước. Trong lúc chưa được phép thành lập nxb tư nhân, họ đã tự làm điều đó, cho dù chỉ in “phô-tô” với số lượng ít ỏi chỉ đủ để tặng nhau. Thời Pháp thuộc, “thời Sài Gòn” hay “thời Nhân Văn – Giai Phẩm”, việc xuất bản tư nhân là hợp pháp. Thời XHCN cũng đã có lần đặt lên bàn Quốc Hội về xuất bản tư nhân, nhưng sau đó bị “chìm xuồng” vài chục năm nay. Vậy thì cứ chúc mừng Bùi Chát. Biết đâu… 

Bùi Chát – Giấy Vụn và Tự Do Xuất Bản  



Bùi Chát tại buổi trao giải ở Argentina
Dân Làm BáoCộng tác viên của DLB đã liên lạc với ông YoungSuk “Y.S.” Chi, chủ tịch Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA), Trưởng ban tổ chức Dr. Ana Maria Caballenas, ông Alexis Krirorian – giám đốc điều hành IPA, và ông Bjorn Smith-Simonsen – chủ tịch Uỷ Ban Tự Do Xuất Bản của IPA để tìm hiểu và phỏng vấn về giải thưởng Tự Do Xuất Bản mà IPA vừa trao cho nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập và điều hành nhà xuất bản độc lập Giấy Vụn. DLB xin gửi đến quý bạn đọc.  
Buenos Aires là thành phố thứ 6 được Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế (IPA) chọn làm nơi để trao giải Tự Do Xuất Bản. Năm nay, người được nhận giải thưởng cao quý này là một người Việt Nam – anh Bùi Chát, sáng lập viên của nhà xuất bản độc lập Giấy Vụn. 
Lễ trao giải được diễn ra vào lúc 4:30 chiều ngày thứ Hai tại thủ đô Buenos Aires của Argentina. Thành phần quan khách danh dự gồm có Bộ trưởng Văn hóa ông Hernán Lombardi, Thị trưởng thành phố ông Mauricio Macri, Phó giám đốc tờ báo lớn nhất của Argentina (La Nacion) – ông José Claudio Escribano, Chủ tịch IPA ông YoungSuk “Y.S.” Chi, chủ tịch IPA và trưởng ban tổ chức Dr. Ana Maria Caballenas. 
 
Bộ trưởng Văn hóa Hernán Lombardi, Chủ tịch IPA – YoungSuk “Y.S.” Chi, Thị trưởng Mauricio Marci, Bùi Chát, José Claudio Escribano 
Bên cạnh đó là sự tham dự của 3 đài truyền hình chính, 2 tờ báo lớn nhất của Argentina – Clarín và La Nacion cũng như các đài phát thanh. 
Lễ trao giải thưởng được tổ chức như một phần chương trình và trong khuôn viên của hội chợ quốc tế lần thứ 37 tại thủ đô Buenos Aires. 
Trong bài diễn văn trước khi trao giải, ông YoungSuk “Y.S.” Chi, Chủ tịch của IPA đã phát biểu: “Nỗ lực của Giấy Vụn đã thúc đẩy một phong trào mới của những nhà tư tưởng mới, của những nhà văn, nhà thơ, những người làm nghệ thuật tự do… không chấp nhận sự áp đặt những tư tưởng chính trị, tuyên truyền lên họ.“ 
 YoungSuk “Y.S.” Chi – Chủ tịch IPA
Kết thúc bài diễn văn ông Chi đã nói: “Trong nhiều thập niên, người dân Việt Nam đã bị tước đoạt quyền tiếp cận những thông tin trung thực, chính xác, quyền được thu thập những quan niệm, ý tưởng mới và quyền được tự do chọn lựa những gì mà họ muốn đọc. Nhà Xuất bản Giấy Vụn đã có những đóng góp to lớn cho việc gia tăng sự quan tâm của nhiều người về những nhân quyền căn bản: tự do suy nghĩ, tự do sáng tác, tự do xuất bản và tự do đọc mà không phải sợ hãi đe dọa, trấn áp. Khi chúng tôi trao cho Bùi Chát giải thưởng Tự Do Xuất Bản 2011 của IPA, xin mời mọi người hãy đứng dậy để vinh danh sự can đảm hiếm có, sự kiên trì, nhân cách, đam mê và ý nghĩ vươn về phía trước mà Bùi Chát và các cộng tác viên của anh đã thể hiện một cách rõ ràng. Cám ơn Bùi Chát và tất cả mọi người trong nhà xuất bản Giấy Vụn.“ 
Khi nói về lý do chọn người nhận giải cho năm 2011, ông Alexis Krirorian – giám đốc điều hành của IPA đã chia sẻ với Dân Làm Báo rằng: “Tiêu chuẩn lựa chọn người nhận giải phải là một nhà xuất bản độc lập, đóng góp vào phong trào tự do xuất bản và Bùi Chát là một trong những người hiếm hoi trên thế giới đang kiên trì làm công việc ấy.“ 
Bài diễn văn ngắn gọn, xúc tích của anh Bùi Chát trong buổi lễ đã tạo những ấn tượng sâu đậm trong lòng người tham dự. Bà Ana Maria Caballenas, nguyên chủ tịch IPA và là Trưởng ban Tổ chức, đã có nhận xét với Dân Làm Báo rằng đây là một bài diễn văn ngắn nhất nhưng nhiều ý nghĩa nhất. 
 
Bùi Chát và bà Ana Maria Caballenas – nguyên chủ tịch IPA và trưởng ban tổ chức 2011 trả lời phóng viên báo chí cô Martinez.
 
Phát biểu của nhà thơ Bùi Chát đã được thông dịch tại chỗ sang tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Dân Làm Báo xin gửi đến các bạn nguyên văn phát biểu của Bùi Chát: 
Tôi thật sự vui mừng khi có mặt nơi đây như một nhân chứng về những nỗ lực không mệt mỏi của những nhà hoạt động cho tự do ở Việt Nam. 
Ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện diện của công lí và tình người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viễn vông này chúng tôi đã chọn xuất bản. 
Cũng như những anh em đang bị tù đày, quản thúc và tất cả những người đang đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp ở Việt Nam, chúng tôi luôn tin tưởng vào lương tri. Thông qua việc xuất bản một cách tự do những điều cần thiết, chúng tôi biết rằng nhiều độc giả của chúng tôi sẽ tìm thấy lại lương tri của mình. 
Sách có thể biến thế giới thành tự do, chính vì thế chúng tôi tin rằng tự do sẽ đến, trước hết với những người làm sách, những người đọc sách, và những người bàn luận về những điều mà sách mang lại. 
Bằng tất cả tình yêu dành cho sách và dành cho con người, tôi xin đón nhận và san sẻ niềm vinh dự này cho tất cả độc giả, đồng nghiệp, bạn bè, và những người ủng hộ. 
Hy vọng giải thưởng sẽ là cú hích đáng kể cho sự phát triển của phong trào xuất bản độc lập, đặc biệt là sự phát triển của xã hội dân sự, tại Việt Nam. 
Cám ơn tất cả mọi người.  
Ngoài các bài phát biểu của Chủ tịch IPA, của Bùi Chát, là diễn văn của Bộ trưởng Văn hóa – ông Hernán Lombardi, Thị trưởng thành phố – ông Mauricio Macri, Phó giám đốc tờ La Nacion – ông José Claudio Escribano và Truởng ban tổ chức – Dr. Ana Maria Caballenas. Trước và sau buổi lễ, 2 tờ báo lớn của Argentina là La Nacion và Clarín cùng các đài phát thanh và 3 đài truyền hình lớn của Argentina đã tường thuật rộng khắp. 
Sau buổi lễ trao giải, 2 ông Bjorn Smith-Simonsen (chủ tịch Uỷ Ban Tự Do Xuất Bản, IPA’s Freedom to Publish Committee – FPC), Alexis Krirorian (giám đốc điều hành của Hiệp Hội Các Nhà Xuất Bản, IPA) đã chia sẻ một số điều về giải thưởng như sau: 
 
Bjorn Smith-Simonsen, Alexis Krirorian, Bùi Chát
   
Bjorn Smith-Simonsen: trước tình trạng kiểm duyệt đang ngày càng gia tăng một cách tinh vi, dưới nhiều hình thức khác nhau, IPA quyết định thành lập FPC vào năm 2005. Một trong những việc làm của FPC là chọn ra những cá nhân có can đảm và nỗ lực đóng góp trong lãnh vực phát huy quyền Tự do xuất bản. 
Alexis Krirorian: những thành viên của IPA, cá nhân những nhà xuất bản, các tổ chức quốc tế chuyên nghiệp và các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động trong lãnh vực tự do ngôn luận đều có thể đề cử ứng viên cho giải thưởng. Sau khi nhận được danh sách ứng viên từ FPC, hội đồng quản trị của IPA sẽ bình bầu và chọn ra người xứng đáng nhất được nhận giải. 
Bjorn Smith-Simonsen: ngoài giải thưởng Tự Do Xuất Bản, những việc mà Uỷ Ban Tự Do Xuất bản FPC có thể làm là thường xuyên phổ biến, thông báo và tạo sự quan tâm về tình trạng kiểm duyệt xuất bản của các nước, làm việc với những quốc gia hiện đang có những tình trạng tồi tệ trong lãnh vực này. Hiện nay Na Uy và Việt Nam đang có những phối hợp trong lãnh vực xuất bản nhưng phần lớn tập trung vào mặt bảo vệ bản quyền. Tuy nhiên, FPC sẽ nương theo đó để có những yêu cầu chính đáng về mặt tự do xuất bản. 
Alexis Krirorian: bên cạnh đó thì Uỷ Ban Tự Do Xuất Bản cũng đang có những nỗ lực vận động Liên Hiệp Quốc quan tâm đến Tự Do Xuất Bản và đưa vấn đề này vào trong những ký ước quốc tế giữa các quốc gia thành viên LHQ. 
Alexis Krirorian: đối với những nhà xuất bản độc lập, tự do như Bùi Chát chúng tôi đã và đang gây dựng những quỹ khẩn cấp (emergency fund) để hỗ trợ cho gia đình của những người chủ xướng cũng như nhân viên nếu họ gặp khó khăn. Chúng tôi cũng có những kế hoạch vận động dư luận thế giới nhất là đối với giới xuất bản (IPA) và văn nghệ sỹ (PEN) quan tâm đến những nhà xuất bản độc lập để lên tiếng can thiệp khi họ gặp những khó khăn. *
 
Hai tờ báo lớn nhất của Argentina – La Nacion và Clarín đăng tải tin tức vào ngày thứ Ba, 26.04.2011 
* Giải thưởng Tự Do Xuất Bản khởi đầu từ năm 2006 tại Goteborg, Thụy Điển. Sau đó đã được trao cho các nhà hoạt động xuất bản độc lập và tự do tại CapeTown – Nam Phi (2007), Amsterdam – Hòa Lan (2008), Oslo – Na Uy (2009), Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ (2010) và Buenos Aires – Á Căn Đình (2011). * IPA – International Publishers Association ( Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế) được thành lập tại Paris – Pháp quốc vào năm 1896 với mục tiêu phát huy và bảo vệ quyền xuất bản cũng như gia tăng sự quan tâm của mọi người về vai trò của xuất bản đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị trên toàn thế giới. IPA tích cực đấu tranh chống lại mọi sự kiểm duyệt và là người bạn đồng hành của những tổ chức bảo vệ nhân quyền. Sau hơn 100 năm hoạt động, IPA hiện đang có 65 thành viên hội ở tầm quốc gia từ 50 đất nước khác nhau.
*
  
Bùi Chát và phóng viên Claudio của tờ Clarin
 
Bùi Chát tên thật là Bùi Quang Viễn, sinh năm 1979 ở Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai. Anh tốt nghiệp ngành Văn học, khoa Ngữ văn – Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp HCM vào năm 2001. Anh là một nhà thơ, một nhà xuất bản độc lập và hiện đang sinh sống tại Sài Gòn. 
Năm 2001 Bùi Chát cùng với nhà thơ Lý Đợi và các bạn hữu như Khúc Duy, Nguyên Quán thành lập nhóm Mở Miệng và cùng các bạn hữu đề xướng các khái niệm ‘thơ rác’, ‘thơ nghĩa địa’…. Sau đó, anh sáng lập Giấy Vụn chuyên in ấn và phát hành tác phẩm của các nhà thơ vỉa hè dưới mọi hình thức có thể làm được. Chủ trương của Giấy Vụn, theo Bùi Chát, là giúp cho các nghệ sỹ sáng tác có thể thực hiện những tác phẩm trung thực với suy nghĩ của chính mình, giúp cho độc giả có thể tìm đến những tác phẩm mà họ thực sự muốn đọc. Năm 2004, anh và nhà thơ Lý Ðợi bị bắt giam hai ngày về tội phát tờ rơi tại một buổi đọc thơ mà công an đã ập vào và buộc phải giải tán. 
Đến nay Giấy Vụn đã xuất bản gần 30 tác phẩm. Điển hình là: 
Bài thơ của một người yêu nước mình – Thơ Trần Vàng Sao
Bài thơ một vần – Thơ Bùi Chát
Khi kẻ thù ta buồn ngủ – Thơ Lý Đợi
Trước khi thành giấy vụn – Trúc Ty
Việt Nam – hành trình một dân tộc (Phillippe Papin)
Lĩnh Đinh Chích Khoái – Thơ Đinh Linh
Quà tặng của quỷ sứ – Thơ Trần Wũ Khang
Trại súc vật (nguyên tác Animal Farm – George Owell)
Xáo chộn chong ngày (tập thơ)
Made in vietnam (conceptual art)
Cái lồn bỏ đi & những bài thơ chửi rủa [bới, lộn] (tập thơ)
Tháng tư gãy súng (tập thơ)
Xin lỗi chịu hổng nổi (tập thơ nghĩa địa)
Vòng tròn sáu mặt (tập thơ in chung 6 tác giả)
Mở miệng (tập thơ in chung 4 tác giả)
Khoan cắt bê tông (tập thơ in chung 23 tác giả)
Có jì dùng jì có nấy dùng nấy (thơ vỉa hè)
47 tác giả & nhiều tập thơ cá nhân khác…   
 
Chủ tịch IPA – YoungSuk “Y.S.” Chi và Bùi Chát
  
Bùi Chát & Bộ trưởng BộVăn hóa của Argentina – ông Hernán Lombardi 
  
Bùi Chát & ông José Claudio Escribano – Phó giám đốc Nhật báo La Nacion 
  
Trả lời phỏng vấn TV – Buenos Aires 

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT HAY TRÒ CHUYỆN VỚI HOA THỦY TIÊN

1-Ngôn ngữ luôn là một vấn đề với ngay cả những người được coi là trí thức. Hiểu thấu đáo tiếng mẹ đẻ còn không dễ, huống chi là tiếng nước ngoài. Đơn cử 2 câu ca dao/thành ngữ sau, đến giờ các bậc trí giả vẫn còn chưa thống nhất cách giải mã:

*Gái thương chồng đang đông buổi chợ
Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm

*Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng an.

2- Vừa rồi trên giang hồ  dậy sóng về mấy câu chuyện có liên quan đến ngôn ngữ, dịch thuật:
- Chuyện một bài báo (hình như của Vnexpress) dịch một bài từ một trang web của Đức với nội dung chính "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất sắc nhất châu Á".
-Chuyện báo Thanh niên (sau đó là VNN) đăng bài dịch (cũng từ một trang web) giật tít "Quốc ca Việt nam hào hùng nhất thế giới"

"Đọc trên báo Thanh Niên sáng nay có một tin ngồ ngộ.  Bài báo cho biết một website ngoại quốc bình chọn quốc ca Việt Nam là hào hùng nhất thế giới.  Lại “nhất”! Nhưng khi tôi đọc qua website này thì tôi e rằng tác giả bài báo hiểu lầm; hình như họ nói … xỏ mình đấy. Đây là một "sự cố" tai hại về tiếng Anh ...
Dưới tựa đề “Quốc ca Việt Nam hào hùng nhất thế giới”, bài báo viết “Website cracked.com đưa tin Quốc ca Việt Nam - bài Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao được xếp thứ nhất trong số các bài quốc ca hào hùng nhất thế giới sau khi lấy ý kiến của người đọc." Trong số những bài quốc ca hào hùng, báo Thanh Niên cho biết còn có bài La Marseillaire (Pháp), Independence march (Thổ Nhĩ Kì), Himnusz (Hungary), Il canto degli Italiani của Ý, và Qassaman của Algeria.
Thế nhưng tôi không thấy hào hùng ở đâu trong trang web vừa đề cập. Dưới tựa đề “6 National Anthems That Will Make You Tremble With Fear” (6 bài quốc ca sẽ làm cho bạn run sợ), website cracked.com nhận xét rằng bài quốc ca Việt Nam có những ca từ cực kì bạo động. Họ viết mỉa mai rằng "Vietnam's national anthem kicks more ass in two short verses than most countries do in a lifetime", và còn tiếp một câu "Most Awesomely Violent Lyrics" (ca từ bạo động kinh khủng).  Violent là bạo động, chứ đâu phải là hào hùngTheo họ, bài Tiến quân ca là bài quốc ca bạo động, chứ không phải hào hùng.  Đó không phải là một lời khen ngợi, mà thật ra có chút mỉa mai, châm chọc.  Cracked.com là một website hài hước, chứ chẳng phải nghiêm chỉnh gì cả.  Báo Thanh Niên, có lẽ do hiểu tiếng Anh sai, nên phạm phải một sai lầm không nhỏ.  Đáng tiếc quá!" (trích Nguyen Van Tuan Blog).
-Chuyện phôi bằng tốt nghiệp của trường Đại học Tây đô 
Những chữ như Overaverage, Ranking, Mode of study, born on … hoặc là sai, hoặc là không chuẩn.  Chẳng hạn như chữ “Overaverage” là không đúng chuẩn cho chữ “Trung bình – Khá”.  Chữ Overaverage (thật ra là above average) là văn nói, văn viết một cách không trịnh trọng.  Trong văn bằng đâu có ai viết như thế, coi rất kì!  Thật ra, tôi không hiểu cái hạng “trung bình – khá” là gì, có lẽ là chính giữa hay đâu đó giữa trung bình và khá.  Rồi chữ “ranking” nữa, cũng là một kiểu văn không trịnh trọng.  Còn Mode of study thì cũng không đúng chuẩn tiếng Anh trong giáo dục. Lại còn "Degree of Bechelor", người ta phải hỏi bachelor về ngành học gì? Khoa học hay thương mại? Có ai viết như thế bao giờ!  Hoặc là Bachelor of Arts, Bachelor of Science, hay Bachelor of Engineering, hay gì đó, chứ dứt khoát không thể "Degree of Bachelor" được!  Cần phải phân biệt program (như science, arts, engineering, medicine, v.v.), major (biology, environmental studies, performing arts, v.v.), và specialization (chuyên ngành sau đại học). Phôi bằng chỉ cần program, chứ không cần major. (Trích NVT Blog)
3- Tôi chưa từng nghiên cứu về chủ nghĩa Mác-Lê nin (hay còn gọi là chủ nghĩa công sản khoa học). Tôi cũng không biết ai là tác giả các bản dịch ra tiếng Việt các học thuyết này và từ thứ ngôn ngữ nào (Pháp, Anh, Đức, Nga, Trung Quốc..?), mức độ trung thành với văn bản gốc ra sao. Tôi cũng không biết các nhà lãnh đạo của ĐCSVN (kể cả đương kim TBT, GSTS Nguyễn Phú Trọng, người được coi là bậc thầy về lý luận CM hiện nay vốn xuất thân là cử nhân tốt nghiệp khoa Ngữ văn, ĐHQGHN) tiếp cận với học thuyết bằng ngôn ngữ nào để hiểu thấu đáo và vận dụng sáng tạo vào Việt nam. Khi tôi đọc những phân tích dưới đây về mặt ngôn ngữ, dịch thuật của Phó GS, TS Nguyễn Tấn Hùng-Đại học Đà nẵng phần liên quan đến tên gọi của CNCS và một tác phẩm kinh điển của Lê-nin thì tôi thực sự thấy ái ngại. Xin trích dẫn phần này như sau (tôi làm rõ và nhấn mạnh):
 ...
Thuật ngữ “chủ nghĩa cộng sản được dịch từ các thứ tiếng phương Tây (communism (Anh), communisme (Pháp), Kommunismus (Đức), коммунизм (Nga). Các thuật ngữ này không hề có từ “sản” mà chỉ gần gũi với từ “chung” (common), “cộng đồng” (community). Không phải ngẫu nhiên mà một tác giả đã giải thích: “communism = common + ism”. Việc dịch thuật ngữ này thành “chủ nghĩa cộng sản” là sai cả về ngữ nghĩa và thực chất của khái niệm. Communism nếu dịch chính xác phải là “chủ nghĩa cộng đồng”, chứ không thể là “chủ nghĩa cộng sản” được. Từ “chủ nghĩa cộng sản” tạo ra một ấn tượng sai lầm rằng xã hội tương lai mà chúng ta phấn đấu xây dựng phải là một xã hội mà mọi tài sản đều là của chung. Mặc dù, sau này, người ta đã cải chính rằng không phải mọi tài sản mà chỉ có tư liệu sản xuất là của chung, nhưng như vậy cũng không phản ánh được thực chất của chủ nghĩa cộng sản. Khái niệm “communism” phản ánh mục đích phấn đấu là cộng đồng xã hội, ưu tiên của cộng đồng xã hội so với cá nhân; còn tư liệu sản xuất chung chỉ là con đường để thực hiện mục đích, chứ không phải là mục đích.  
...
Không chỉ các thuật ngữ được dịch từ các tiếng phương Tây, mà ngay cả một số thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Nga, tiếng Trung Quốc cũng không phải đã được hiểu đúng.
Tác phẩm của V.I.Lênin “Империализм, как высшая стадия капитализма” được dịch ra tiếng Việt là: “Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”. Đúng ra phải dịch là: “Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản”. Cần lưu ý, hai thuật ngữ “tột cùng” và “cao nhất” không hoàn toàn trùng khớp với nhau về ngữ nghĩa. “Tột cùng” còn có nghĩa là cuối cùng; còn “cao nhất” chưa hẳn là cuối cùng (vì còn có quá trình đi xuống, suy vong nữa rồi mới chấm dứt). Thuật ngữ “умирающий капитализм” được dịch ra tiếng Việt là “chủ nghĩa tư bản giẫy chết” cũng không hoàn toàn sát nghĩa. умирающий (động tính từ của động từ умирать) có nghĩa là đang chết. “Đang chết” diễn đạt một quá trình lâu dài, chết dần dần; còn “giẫy chết” cho ta ý niệm về một cái chết diễn ra rất nhanh chóng...


Mời đọc thêm
Bài của Nguyễn Tấn HùngPhó giáo sư, tiến sĩ, Đại học Đà Nẵng. Copy từ blog Vân Bình 
(nguồn Beo Blog)


- Có một số tên người có nguồn gốc từ hai cách phiên âm khác nhau. Thí dụ “Bụt” và “Phật” trong tiếng Việt tuy cùng một nghĩa nhưng có hai nguồn gốc phiên âm khác nhau. “Bụt” được phiêm âm trực tiếp từ tiếng Ấn Độ “Buddha”; còn “Phật” cũng từ “Buddha” nhưng được phiên âm sang tiếng Trung Quốc và đọc theo ngữ âm Hán - Việt là “Phật Đà” rồi sau đó được rút gọn thành “Phật”. Các từ “Kitô” và “Cơ Đốc” cũng có nguồn gốc tương tự như vậy. “Kitô” được phiên âm trực tiếp từ tiếng Hy Lạp "Χριστός” (đọc là Khristós, tiếng Latinh là Christus, tiếng Pháp, Anh là Christ). Kitô là tước hiệu, không phải là họ, Giêxu (Jesus) mới là tên. “Cơ Đốc” cũng từ nguồn gốc đó, nhưng được phiên âm sang tiếng TQ rồi được đọc theo âm Hán - Việt. Rất tiếc là nhiều người đã nghĩ Cơ Đốc giáo và Kitô giáo là hai tôn giáo khác nhau. Ngoài ra, “Thiên Chúa giáo”, “Hồi giáo” là những cách gọi sai của chúng ta. Kitô giáo, Cơ Đốc giáo là tên gọi chung (có thể là Công giáo hay Tin Lành); còn Công giáo, Tin Lành, Chính thống giáo là tên những giáo phái của Kitô giáo, sau đã tách ra thành những tôn giáo độc lập. “Hồi giáo” (tôn giáo của người Hồi) là cách gọi của người Trung Quốc, gọi theo tên một bộ tộc theo tôn giáo này; thật ra, tôn giáo này có tên là Islam.
- Một số thuật ngữ dịch tuy phản ánh được nội hàm của khái niệm gốc, nhưng không sát với thuật ngữ gốc của nó. Nguyên nhân của tình trạng này là do khi dịch một khái niệm, người ta chỉ cố gắng đảm bảo nội hàm, còn về tên thuật ngữ thì lại đi tìm một tên khác, miễn là diễn đạt được nội hàm đó. Thí dụ:
Thuyết “Tam quyền phân lập” là một học thuyết chính trị do nhà triết học chính trị Pháp Saclơ Môngtexkiơ (Charles Montesquieu, 1689 - 1755) đưa ra. Trong tiếng Pháp, thuyết này có tên “Séparation des pouvoirs” (A: Separation of powers), nếu dịch sát về thuật ngữ thì phải là “sự chia tách các quyền lực” chứ không phải là “tam quyền phân lập”. Tuy từ dịch này không sai so với nội hàm của khái niệm, nhưng người sử dụng cũng cần phải biết xuất xứ của nó.
“Chủ nghĩa thực dụng” (Pragmatism) là một trào lưu triết học đã và đang thịnh hành ở Mỹ. Thuật ngữ “pragmatism” (A) hay “pragmatisme (P) xuất phát từ “pragma” (số nhiều: pragmat) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hành động”. Từ “pragma” là nguồn gốc của các từ practice (A), pratique (P), практика (N) dịch ra tiếng Việt là “thực hành” hay “thực tiễn”. Như vậy, “pragmatism” nếu dịch sát nghĩa phải là “chủ nghĩa hành động”, “triết học thực tiễn” chứ không phải là “chủ nghĩa thực dụng” như cách nói hiện nay. Thuật ngữ “chủ nghĩa thực dụng” trong tiếng Việt tuy cách dịch không sai so với thực chất của trào lưu triết học này (lấy công dụng, lợi ích, hiệu quả thực tế làm thước đo cho tất cả), nhưng nó lại được hiểu lệch theo một nghĩa xấu vốn không có trong thuật ngữ gốc của nó.
- Một số thuật ngữ dịch sai cả về tên và nội hàm của khái niệm.
Không chỉ có thuật ngữ “chủ nghĩa duy tâm”, “chủ nghĩa duy vật”, mà có nhiều thuật ngữ khác cũng được thêm từ “duy” vốn không có trong tiếng nước ngoài, thí dụ “chủ nghĩa duy thực”, “chủ nghĩa duy danh”, “chủ nghĩa duy năng”, “chủ nghĩa duy linh”, “chủ nghĩa duy ý chí”,… Chữ “duy” ở đây làm cho người ta hiểu sai là “chỉ có”, thí dụ, hiểu nhầm chủ nghĩa duy vật cho rằng “chỉ có vật chất”, chủ nghĩa duy tâm cho rằng “chỉ có ý thức”… Thực ra, các trào lưu này không tuyệt đối hóa sự tồn tại của một trong hai nhân tố, mà chỉ nhấn mạnh vai trò quyết định của một trong hai nhân tố đó mà thôi.
Thuật ngữ “chủ nghĩa duy tâm” còn sai cả từ và nghĩa nữa. Các từ idealism (A), idéalisme (P), idealismus (Đ) xuất phát từ tiếng Hy Lạp “ιδεα” được dịch sang tiếng Anh là “idea”, “form”; tiếng Việt là “ý niệm”. Platôn - nhà triết học duy tâm khách quan cho rằng “ý niệm” là một thực thể tinh thần có trước, độc lập với sự vật cảm tính. Hêghen cũng kế thừa tư tưởng đó. Còn những nhà duy tâm chủ quan, như Đêvit Hium (David Hume, 1711 - 1776), thì lại cho rằng sự vật chỉ là “tập hợp các cảm giác” hay “tập hợp các ý niệm” (collection of ideas) của con người. Đáng lẽ “idealism” phải được dịch là “chủ nghĩa ý niệm”. Thuật ngữ Hán - Việt, “tâm” tuy cũng có nghĩa là ý thức, tư duy, nhưng chỉ nói về tư duy của con người mà thôi (chỉ có thể áp dụng cho chủ nghĩa duy tâm chủ quan); trái lại, thuật ngữ “ý niệm” (idea) trong từ “idealism” theo quan niệm của các nhà triết học duy tâm khách quan thì lại tồn tại độc lập, ngoài con người.
“Chủ nghĩa kinh nghiệm” (empiricism) là khuynh hướng triết học thịnh hành ở nước Anh với Francis Bacon, John Locke, George Berkeley, David Hume trong thế kỷ XVII đến các nhà triết học thuộc chủ nghĩa thực chứng trong các thế kỷ XIX và XX. Thuật ngữ này tuy rất quen thuộc, song thế nào là “kinh nghiệm” thì ít người hiểu đúng, vì từ “kinh nghiệm” trong tiếng Việt và tiếng nước ngoài (εμπειρισμός (H) experientia (L), experience (A, P) không đồng nghĩa với nhau. “Kinh nghiệm” trong tiếng Việt thường được hiểu là những tri thức thu được trong hoạt động thực tiễn. Do đó, chủ nghĩa kinh nghiệm được người Việt hiểu như là khuynh hướng tư tưởng coi kinh nghiệm thực tiễn là tất cả, coi thường lý luận. Tuy nhiên, trong triết học phương Tây, “εμπειρισμός”, “experience” trước hết được hiểu là tất cả những tri thức cảm tính, tức tất cả những gì do quan sát được bằng giác quan đem lại. Như vậy, “chủ nghĩa kinh nghiệm” ở phương Tây là trào lưu triết học chỉ thừa nhận những tri thức có nguồn gốc từ cảm tính hoặc có liên hệ trực tiếp với cảm tính; nó phủ nhận những tri thức do suy lý gián tiếp, phản đối phương pháp tư duy tư biện. Chủ nghĩa kinh nghiệm có thể là duy vật hoặc duy tâm. Đối với các nhà triết học duy tâm chủ quan, các nhà triết học thực chứng và thực dụng thì kinh nghiệm là tất cả, không phân biệt khách quan, chủ quan. Theo họ, vũ trụ, mặt trời, mặt trăng… đều nằm trong kinh nghiệm.
“Chủ nghĩa duy lý” (rationalism có gốc từ tiếng Latinh ratio - lý trí, lý tính, reason (A), raison (P)) là trào lưu triết học đối lập với chủ nghĩa kinh nghiệm. Chủ nghĩa duy lý là khuynh hướng triết học coi lý trí là cơ sở của tồn tại, nguồn gốc và tiêu chuẩn kiểm tra chủ yếu của tri thức; đồng thời cho rằng, bằng lý trí và phương pháp suy luận diễn dịch, con người có thể nhận thức được tất cả, không cần đến kinh nghiệm. Đối lập với trào lưu chủ nghĩa duy lý còn có trào lưu “chủ nghĩa phi lý” (phi lý tính hay phi duy lý - irrationalism) phủ nhận vai trò của lý trí, lý tính. Chủ nghĩa hiện sinh là một điển hình. Nó cho rằng tất cả đều là phi lý. Cái phi lý là cái không có bản chất, quy luật, nguyên nhân, quan hệ… và do vậy, không thể dùng lý trí để nhận thức, mà chỉ có thể cảm nhận bằng cảm giác, cảm xúc mà thôi. Đừng nhầm lẫn “phi lý” (absurd) với “vô lý” (illogical). Cái vô lý là cái không hợp lôgíc, nghĩa là có thể nhận thức được bằng lý trí, nên mới biết được nó không hợp với lôgíc khách quan. Còn cái phi lý là cái không thể nhận thức được bằng lý trí, nên không thể nói gì về nó cả. Theo nhà triết học hiện sinh Pháp - Albert Camus, hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống… là những cái phi lý, chúng ta chỉ có thể cảm nhận chúng mà không thể giải thích được chúng.
“Chủ nghĩa thực chứng” là gì? Nó là trào lưu triết học thịnh hành ở các nước, như Anh, Mỹ trong thời kỳ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Thuật ngữ “chủ nghĩa thực chứng” (Positivsm, Positivisme trong tiếng Anh, Pháp) xuất phát từ positivus (L) (positive, positif trong tiếng A,P) có nghĩa là xác thực, rõ ràng. Positive - negative là một cặp từ được dùng ở nhiều nghĩa khác nhau, chẳng hạn như dương - âm (cực dương hay cực âm của một nguồn điện). Cặp từ này cũng có nghĩa là khẳng định (nói có) - phủ định (nói không) trong các phán đoán. Thí dụ, trong kết quả xét nghiệm một loại vi rút nếu được ghi là negative (dịch là âm tính) có nghĩa là không có virút đó. Cặp từ này còn có nghĩa là tích cực - tiêu cực. Riêng từ “positive” trong khoa học, triết học, thí dụ “positive knowledge”, “positive thinking”, có nghĩa là xác thực, rõ ràng. Positivism được dịch là “chủ nghĩa thực chứng” vì đây là một trào lưu triết học không thừa nhận lối tư duy tư biện và những tư tưởng tư biện; nó chỉ thừa nhận những tri thức thực chứng, tức là những tri thức xác thực, đã được chứng thực. Tuy nhiên, hạn chế của trào lưu này là chỉ giới hạn việc chứng thực các mệnh đề lý luận bằng kinh nghiệm cảm tính (quan sát, thực nghiệm).
“Chủ nghĩa hiện sinh” là gì? Thuật ngữ này rất quen thuộc nhưng ít người hiểu đúng thực chất của nó, ngay cả những người nghiên cứu và giảng dạy triết học, vì thuật ngữ này trong tiếng Việt không đồng nhất với thuật ngữ gốc. “Hiện sinh” trong tiếng Việt có nghĩa là “đang sống”, nhưng thuật ngữ gốc của nó không có nghĩa như vậy. Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện sinh” (Existentialism (A), Existentialisme (P) xuất phát từ gốc từ Latinh “existentia”, nghĩa thông thường là “tồn tại”. Đây là trào lưu triết học phi lý tính, phát triển mạnh ở Đức và Pháp từ những năm 20 của thế kỷ XX. Thật ra, trong ngôn ngữ thường ngày, beingexistence (A) hay êtreexistence (P) đều có chung một nghĩa là “tồn tại”, chẳng hạn, “being and thinking” (tồn tại và tư duy) “the existence of God” (sự tồn tại của Thượng đế). Tuy nhiên, các nhà triết học hiện sinh lại phân biệt hai khái niệm này. Theo họ, être (P); being (A); Sein (Đ) (dịch ra tiếng Việt là “tồn tại”) chỉ đơn giản là “có mặt ở đó”, nhưng không có ý thức nên vô nghĩa, không đáng quan tâm. Chỉ có existence (A&P); Dasein (Đ) (được dịch ra tiếng Việt là “hiện sinh” hay “hiện hữu”) là một thứ tồn tại đặc biệt - tồn tại có ý thức, mới là cái đáng quan tâm. Tuy nhiên, ý thức mà họ nói ở đây không phải là lý trí hay ý thức khoa học, mà là một thứ xúc cảm chủ quan (sự lo âu, trăn trở, đau khổ, tự do, nổi loạn…) ở cá nhân riêng lẻ của con người “hiện sinh” và cảm nhận chủ quan mà con người hiện sinh gán cho đồ vật mà thôi. Nhà hiện sinh Pháp - Jean Paul Sartre (1905 - 1980) đưa ra luận điểm nổi tiếng “L'existence précède l'essence” (“hiện sinh có trước bản chất”, nhưng nhiều tài liệu nhầm là “tồn tại có trước bản chất”) nghĩa là con người sinh ra không có một bản chất vốn có nào cả; chỉ khi nào con người “hiện sinh”, tức là có ý thức về bản thân mình, tự do lựa chọn cho mình trở thành một cái gì thì anh ta mới có được một bản chất nào đó. Đồ vật chỉ đơn giản là tồn tại, nó chỉ “hiện sinh” khi con người hiện sinh đem lại cho nó một ý nghĩa nào đó. Nhà hiện sinh Pháp - Simone de Beauvoir (1908 - 1986) có câu nói nổi tiếng “On ne nait pas femme, on le devient” (Người ta không sinh ra là phụ nữ, mà trở thành phụ nữ) cũng được hiểu theo cách tương tự như vậy. Như vậy, chủ nghĩa hiện sinh là trào lưu triết học chỉ quan tâm đến sự “hiện sinh”, một thứ tồn tại đặc biệt, chứ không phải là tồn tại nói chung.
Thuật ngữ “chủ nghĩa cộng sản” được dịch từ các thứ tiếng phương Tây (communism (A), communisme (P), Kommunismus (Đ), коммунизм (N). Các thuật ngữ này không hề có từ “sản” mà chỉ gần gũi với từ “chung” (common), “cộng đồng” (community). Không phải ngẫu nhiên mà một tác giả đã giải thích: “communism = common + ism”. Việc dịch thuật ngữ này thành “chủ nghĩa cộng sản” là sai cả về ngữ nghĩa và thực chất của khái niệm. Communism nếu dịch chính xác phải là “chủ nghĩa cộng đồng”, chứ không thể là “chủ nghĩa cộng sản” được. Từ “chủ nghĩa cộng sản” tạo ra một ấn tượng sai lầm rằng xã hội tương lai mà chúng ta phấn đấu xây dựng phải là một xã hội mà mọi tài sản đều là của chung. Mặc dù, sau này, người ta đã cải chính rằng không phải mọi tài sản mà chỉ có tư liệu sản xuất là của chung, nhưng như vậy cũng không phản ánh được thực chất của chủ nghĩa cộng sản. Khái niệm “communism” phản ánh mục đích phấn đấu là cộng đồng xã hội, ưu tiên của cộng đồng xã hội so với cá nhân; còn tư liệu sản xuất chung chỉ là con đường để thực hiện mục đích, chứ không phải là mục đích.
Các thuật ngữ “conservatism”, “conservative party” được dịch sang tiếng Việt là “chủ nghĩa bảo thủ”, “đảng bảo thủ”. Các thuật ngữ này xuất phát từ động từ “conserve” (A) hay conserver (P) có nghĩa là giữ gìn, bảo tồn, bảo toàn. Cách dịch này sang tiếng Việt tuy không sai (“bảo thủ” có nghĩa là “bảo vệ, giữ gìn”), nhưng vì trong tiếng Việt, từ “bảo thủ” thường được dùng với một nghĩa xấu, do đó người ta thường hiểu sai khuynh hướng chính trị này. Thực ra, đây là một khuynh hướng triết học chính trị chủ trương giữ gìn, bảo tồn những giá trị, những thể chế (chính trị, văn hóa, đạo đức, tôn giáo, v.v.) đã qua thử thách trong lịch sử. Khi sử dụng thuật ngữ “chủ nghĩa bảo thủ”, vì không hiểu nguồn gốc của nó, nên nhiều người thắc mắc tại sao trong nhiều nước tiên tiến, đảng “bảo thủ” lại có thể được quần chúng ủng hộ, như Đảng Bảo thủ Anh đã nhiều lần nắm được ghế thủ tướng; Đảng Bảo thủ Canađa hiện nay đang nắm chính quyền ở nước này từ năm 2006 đến nay.
Không chỉ các thuật ngữ được dịch từ các tiếng phương Tây, mà ngay cả một số thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Nga, tiếng Trung Quốc cũng không phải đã được hiểu đúng.
Tác phẩm của V.I.Lênin “Империализм, как высшая стадия капитализма” được dịch ra tiếng Việt là: “Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”. Đúng ra phải dịch là: “Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản”. Cần lưu ý, hai thuật ngữ “tột cùng” và “cao nhất” không hoàn toàn trùng khớp với nhau về ngữ nghĩa. “Tột cùng” còn có nghĩa là cuối cùng; còn “cao nhất” chưa hẳn là cuối cùng (vì còn có quá trình đi xuống, suy vong nữa rồi mới chấm dứt). Thuật ngữ “умирающий капитализм” được dịch ra tiếng Việt là “chủ nghĩa tư bản giẫy chết” cũng không hoàn toàn sát nghĩa. умирающий (động tính từ của động từ умирать) có nghĩa là đang chết. “Đang chết” diễn đạt một quá trình lâu dài, chết dần dần; còn “giẫy chết” cho ta ý niệm về một cái chết diễn ra rất nhanh chóng.
Câu nói của Khổng Tử: “Tính tương cận, tập tương viễn” thường được giải thích là: Tính người vốn sinh ra là gần nhau nhưng do nhiễm những thói quen, tập quán xấu ngoài xã hội, nên vì thế mà tính người trở nên xa nhau. Ta thử đối chiếu với cách dịch câu nói này trong một giáo trình triết học ở Mỹ: “By nature, men are nearly alike; by practice, they get to be wide apart" (Về bản tính, con người gần giống nhau; bằng sự rèn luyện mà họ trở nên xa nhau) (2). Tính người (human nature) phải được hiểu là bản tính tự nhiên của con người, chứ không phải là ý thức hay nhân cách, vì khi mới sinh ra, con người chưa có được những yếu tố này. “Nature” là tự nhiên khác với “culture” (văn hóa, giáo dục). Bản tính tự nhiên của con người xuất phát từ bản năng động vật, tức yếu tố “con” ở trong con người (bản năng ăn uống, tự vệ, sinh dục …) đòi hỏi phải được thỏa mãn cho cá nhân một cách tối đa, bất chấp lợi ích của người khác (từ đó sinh ra tính tham lam, ích kỷ, lánh nặng tìm nhẹ, v.v.). Tuy nhiên, nhờ lớn lên và rèn luyện trong môi trường văn hóa mà con người kìm chế được những bản năng này và phát triển những phẩm chất xã hội. Nhưng, những phẩm chất xã hội ở mỗi người là không giống nhau vì việc rèn luyện của mỗi người là khác nhau.


Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

HÀ NỘI TRONG MẮT AI

Chiều 25/4, những người tham gia giao thông trên cây cầu già nua của thủ đô đều cố ngó xuống sông Hồng để xem một xác chết nổi, khiến ùn tắc kéo dài.

17h chiều 25/4, hàng nghìn xe máy chịu cảnh tắc nghẽn kéo dài cả cây số trên cầu Long Biên (Hà Nội).
Dòng người và xe nhích từng mét một trên cây cầu già cỗi.
Nguyên nhân gây cảnh ùn tắc là do ở quá giữa sông Hồng có một xác nam thanh niên (mặc áo phông đen, quần bò xanh) lập lờ nổi trên mặt nước, gần mố cầu bị đổ.
Khi xác thanh niên vừa được phát hiện, người này báo người kia biết…
… nên ai qua đây cũng đều đi chậm, dừng xe...
… hoặc thậm chí đứng lại ngó xuống sông để xem.
Vụ việc xảy ra vào giờ tan tầm, cộng thêm cảnh dừng xe mua bán trên cầu đã khiến tình trạng ùn tắc kéo dài.
Cả nghìn người dân phải nhích từng bước một để đi, trong khi không thấy lực lượng chức năng cũng như bảo vệ cầu tới phân luồng giao thông.

Hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy, trèo lên cây, vượt hàng rào, chen lấn... là hình ảnh tại hồ Gươm sáng 8/3, khi thành phố Hà Nội triển khai vây bắt rùa hồ Gươm để chữa bệnh.

Hàng nghìn người dân đổ về bên hồ Gươm xem quây bắt rùa sáng 8/3.
Kế hoạch lai dắt rùa sáng nay hơi đột ngột khiến nhiều người không biết. Một số người dân điện thoại rủ người thân đến xem khiến phố Lê Thái Tổ ngày một đông.
Một bà cụ đứng chen lấn nhiều tiếng với mong muốn được nhìn thấy rùa một lần.
Cụ ông cũng chen giữa đám thanh niên đang leo trèo ngóng về phía các thợ lặn đang làm việc.
Lực lượng an ninh đã phải căng dây ngăn để lấy chỗ trống cho thợ kéo lưới nhưng nhiều người vẫn cố tìm cách lọt vào trong.
Người nước ngoài cũng trèo cây để chụp được ảnh rùa.
Càng ngăn người dân càng tò mò tiến vào dần, bảo vệ bắc loa nhắc nhở không xuể.
Hai bà cháu cũng tham gia kéo lưới. Bà nói đùa với cháu " kéo rùa thế này bà cháu mình sẽ trường sinh bất lão".
Người đi đường không kìm nén nổi sự tò mò.
Và giao thông trên phố Lê Thái Tổ tắc nghẽn.

(Nguồn: Vnexpress)
Bình luận của Korolbo:  + Dân mình "hồn nhiên như cô tiên".
                                        + Đường còn tắc dài dài.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

TRÔNG NGƯỜI LẠI NGẪM ĐẾN TA

Từ nhỏ tôi đã có thiện cảm với người Lào qua tiếp xúc những sinh viên Lào học tại Trường ĐH Y Thái Bình, ĐH Thủy Lợi Hà nội... Ấn tượng chủ yếu là họ rất chân thật, con trai thì thô ráp khỏe mạnh, con gái thì đằm thắm duyên dáng, có những người rất đẹp như lai Âu, đa phần có năng khiếu thể thao và âm nhạc, khả năng học tập thì có vẻ hơi kém SV Việt nam..
Khác với Campuchia, quan hệ giữa nhà nước và nhân dân hai nước Lào Việt ấm áp, chân tình và hầu như không có sóng gió.

Về quan hệ gần gũi của hai chính thể, hẳn phải nhắc đến những lãnh đạo tiền bối của cách mạng Lào là Hoàng thân Souphanouvong và Kaysone Phomvihane. Hoàng thân là một trong ba người con của hoàng thân Bounkhong, 11 tuổi sang Hà nội học trường Tây Albert Sarrau, 10 năm sau ông sang Pháp học và tốt nghiệp trường Đại học quốc gia cầu đường Paris, là kỹ sư cầu đường đầu tiên của Đông Dương. Về VN là Kỹ sư trưởng khu công chánh Nha trang, tham gia Đảng CS Đông Dương, vợ ông là bà Nguyễn Thị Kỳ Nam. Hoàng thân là Chủ tịch CHND Lào từ 12/1975-8/1991.
Hoàng thân Souphanouvong 1909-1995
Ông Kaysone Phomvihane (tên Việt là Nguyễn Trí Mưu) có cha là người Việt (ông Nguyễn Trí Loan). Năm 1935 ông sang Hà nội học trường Bưởi  (trường mà ông Võ Nguyên Giáp đã học và sau làm giáo sư môn lịch sử) rồi vào Đại học Luật , gia nhập ĐCS Đông Dương năm 1949,  là trưởng đoàn đại biểu Lào tại Đại hội Đảng năm 1951, Đại hội mà ĐCSĐD tuyên bố tự giải tán và thành lập Đảng Lao động VN. Năm 1955 Lào thành lập Đảng Nhân dân Lào bầu ông làm Tổng Bí thư, năm 1972 đổi tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.Ông là Thủ tướng Lào từ 12/1975-8/1991; là Chủ tịch Lào 1991-1992. 
Ông Kaysone Phomvihane 1920-1992

Trang trí trên lễ đài tại các kỳ ĐH Đảng NDCM Lào trước đây là hình  Marx, Enghels Lénine và hình/tượng ông Hồ Chí Minh. Tôi không rõ bây giờ thì thế nào (chắc không còn trưng tượng ông HCM nữa). Nếu tôi nhớ không lầm thì tại Đại hội Đảng CSĐD năm 1951 có treo hình nhiều lãnh tụ CS quốc tế. Ngoài hình Marx, Lénine vẫn còn đến ĐH XI thì  lúc đó có thêm hình Enghels, Staline, Mao Trạch Đông, hình như còn có cả ông Thorez (ĐCS Pháp). Bây giờ cả ĐCS Trung Quốc và ĐCS Cuba đều không treo hình lãnh tụ trong Đại hội nữa. Hỡi ôi, vật đổi, sao dời!
Ông Hồ Chí Minh và Hoàng thân Souphanuvong tại Việt Bắc năm 1951

Tôi chưa có dịp đi du lịch bên Lào, chỉ nghe kể về một đất nước, dân tộc hiền hòa, thật thà. Gần đây chắc cũng như đất nước tôi, hẳn Lào cũng đã và đang trải qua những thay đổi lớn lao với những hy vọng, thành công và cả những thất bại, mất mát. Hình như bên Lào giờ có nhiều người "lạ" lắm, đập thủy điện nhiều, sông hồ thiếu nước mà tình nghĩa Việt Lào thì "Việt Lào hai nước chúng ta. Tình sâu như nước Hồng Hà Cửu Long" (Hồ Chí Minh).


Đọc bài viết của tác giả Ngô Minh trên blog Quechoa, tôi không khỏi chua xót khi nghĩ về nước mình, dân mình. Bao giờ chúng ta đủ can đảm để tự nhận mình là "người Việt xấu xí" khi mà xét về nhiều chỉ tiêu Việt nam còn xếp dưới Lào, Cam-pu-chia?


GIỎI LẮM LÀO ƠI
Ngô Minh
(Nguồn: Blog Quê choa)
‘Cả tháng nay, báo chí Việt Nam lùm sùm về đập thủy điện Xayaburi ở hạ lưu sông Mê Công mà nước Lào đang rục rịch xây dựng . Chính phủ Lào phản ứng trước mọi nghi vấn và chỉ trích về con đập . Nước Lào trong mấy năm nay sống chủ yếu bằng “tiền bán  điện “ do các Nhà máy thủy điện sản xuất.  Hiện nay Lào có  tổng cộng 70 dự án thủy điện, trong đó 10 dự án đã khởi công. Như vậy , nước Lào không coi “Tình hữu nghị đặt biệt Việt –Lào” là cái cớ bắt buộc để dừng dự án. Cũng như Trung Quốc đã không coi “16 chữ vàng”, “môi hở răng lạnh” là sự ràng  buộc để  thu lại cái “lưỡi bò” vô cùng tham lam trên bên Đông của mình. Từ lâu người Lào đã làm theo cách của mình, còn người Việt thì vẫn ngây thơ tin về về tình hữu nghị, tin vào cũng chung hệ tư tưởng, cùng là nước Xã hội chủ nghĩa, tin vào “16 chữ vàng”…
         Thời bao cấp ở xứ ta đi ra  nước ngoài khó lắm. Nên mới có  bài  thơ dân gian nói  chuyện “thụt vào thụt ra” rất phổ biến thời ấy:
                         Trăm năm trong cõi người ta
                         Ai ai cũng muốn thụt ra thụt vào
                         Lạc hậu như cái nước Lào
                         Người ta cũng cứ thụt vào thụt ra
                         Lạ thay cái nước Nam ta
                         Dân không hề được  thụt ra thụt vào
          Quả thực, người Việt mỗi khi nghĩ đến nước Lào cũng đều cho là lạc hậu, là nước kém phát triển so với  nước mình. Thế mà “Lạc hậu như cái như cái nước Lào/ Người ta vẫn cứ thụt vào thụt ra”, nghĩa là trong việc xuất ngoại từ lâu Lào đã tự do hơn Việt Nam. Trong một tuần đi  thăm  và ăn Tết Bunpimay tháng 4/2011 tại Viên Chăn và các tỉnh  ở Lào, tôi đã mục sở thị nhiều sự việc người Lào, nước Lào rất văn minh.


Ngô Minh trong Vườn tượng Phật ở Viên Chăn
Điều dễ nhận thấy nhất là xe chở đoàn nhà văn Huế đi từ Cửa khẩu Lao Bảo đến Viên Chăn xa 700 cây số mà tuyệt nhiên tôi không thấy bỗng dáng một anh cảnh sát giao thông Lào nào. Ở Thủ đô Viên Chăn mấy ngày tôi cũng không thấy cảnh sát đứng đường như ở Việt Nam. Tại cuộc gặp gỡ giữa Hội Nhà văn Lào và Đoàn nhà văn Huế, nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đã phát  biểu chân thực :” Đây là lần đầu tiên tôi đến  đất nước Lào của các bạn. Ấn tượng đầu tiên của tôi là suốt  hai ngày nay tôi không gặp anh công an nào trên đường. Chứng tỏ  đất nước các bạn rất bình yên và văn minh”. Không có công an trên đường chứng tỏ xã hội rất trật tự. Không có công an nên không hề có “bắn tốc độ” hay “làm tiền” xe ca, xe tải một cách trắng trợn như ở  khắp các con đường Việt Nam. Nhờ vậy mà chúng tôi làm xong thủ tục ở Lao Bảo lúc 10 giờ sáng, xe chạy 750 cây số đến Viên Chăn 6 giờ chiều, chỉ 8 giờ đồng hồ.
 Ở Cửa Khẩu Lao Bảo tôi đổi tiền KIP Lào để sang Viên Chăn tiêu. 1.000.000 ( một triệu) đồng Việt Nam  ngày 12/4/2011 đổi được 350.000 kíp. Như vậy một đồng tiền Việt giá trị chỉ bằng  một phần ba đồng Kip. Năm 2004, tôi làm báo Thương mại sang Kron, Lào đổi một Kip được 1,4 đồng Việt. Thế mà  chỉ 7 năm sau, đồng tiền Việt đã mất giá gần 100 % so với tiền Kíp. Có đi mới biết đồng tiền của mình nó èo uột như thế nào. Tháng 3-2004, trong lúc  cả thế giới đồng tiền nào  cũng lên giá so với  đô-la Mỹ, còn đồng Việt trong Ngân hàng lại quyết định xuống  giá từ hơn 19.000 ngàn ăn một  SD xuống hơn 21 ngàn / 1USD .Đồng tiền  mất giá, điện, xăng dầu tăng giá, nghĩa là con ngựa bất kham là lạm phát đã thaots ra khỏi chuồng. Mần răng mà chống lạm phát ? Lào ơi, giỏi thiệt.
  Ngày Tết Bunpimay ở Lào, tất cả người Lào đều  phải đến viếng 9 cái chùa mới “đủ tiêu chuẩn” để cầu may mắn. Nhà văn Trần Công Tấn người Triệu Phong ,Quảng Trị hiện ở TP Hồ Chí Minh là người có thẻ bài thành viên trong Hoàng Gia Lào. Cứ đến lễ lạc Hoàng Gia là anh được mời sang. Vì anh là con nuôi của Hoàng thân Xuphanuvong. Anh Tấn quen rất nhiều  lãnh đạo nước Lào, cả thủ tướng Lào. Anh Tấn kể : Khi vào chùa ông Tổng bí thư ,Thủ tướng Chính phủ , giàu hay nghèo đều là quỳ trước Phật. Trước Phật tất cả đều bình đằng. Tổng Bí thư  tự lái xe riêng mà đi chùa. Thủ tướng tự lái xe riêng mà đi chùa. Không biết lái ô tô thì nhờ con cháu lái. Chứ không có chuyện lái xe nhà nước trực cả ngày Tết để lái xe chở  quan lớn đi làm việc riêng . Càng không có chuyện quan lớn về tỉnh  lễ chùa cũng cả đoàn xe  công an còi hụ đẹp đường. Chuyện đó ở ta  e khó ! Giỏi lắm, Lào ơi !
 Ấn tượng nhất là người dân Lào chấp hành luật giao thông rất nghiêm. 5giờ kém 15 sáng, tôi đi bộ  từ khách sạn Mina trên đường Lanexang đến Khải Hoàn môn hơn cây số, đèn đỏ đèn xanh ở các ngã tư vẫn hoạt động. Có chiếc ô tô đi làm sớm, đến  gặp đèn  đỏ, dù  bốn phía  trước sau chẳng có xe nào, người lại xe vẫn cho xe đỗ , chờ đèn xanh mới vượt ngã tư. Chứ như ở Việt Nam đang đỏ vẫn vượt, đèn còn vàng,  chưa xanh vẫn vượt. Nước Lào không bắt buộc đội mũ bảo hiểm, vì đa phần xe cộ lưu thông trên đường là ô tô ( Thành phố Viên Chăn có 400.000 dân, đã có 60.000 chiếc ô tô). Thế nhưng vẫn có rất nhiều người đi xe máy trên đường phố đội mũ bảo  hiểm. Đó  là ý thức tham gia giao thông từ trong máu thịt. Nước Lào họ giáo dục công dân răng mà giỏi rứa hè ?
          Ở Lào có tới hàng trăm ngàn người gốc Việt Nam, chủ yếu ở các thành thị, họ đến Lào  nhiều nhất là vào năm Thân , năm Dậu ( đầu những năm 1940 ). Họ phải chạy khỏi  quê hương để tránh nạn đói dang hoành hành. Họ là bộ đội tình  nguyện Việt Nam tại Lào, rồi lấy vợ Lào, thành người Lào.v.v... Người Lào Lùm ( người Lào sống ở thành phố Viên Chăn và các tỉnh đồng bằng phía nam) rất giống người Việt . Rất khó  phân biệt. Một người Việt làm  ăn ở Lào đã  20 năm tên là Trà này bày cho chúng tôi cách phân biệt người Việt với người Lào như sau : Vào siêu thị hay chợ thấy người nào bán mà nói thách giá trên trời thì đó là người gốc Việt; người nào mua hàng mà  trả giá một cách kiên nhẫn hàng giờ đích thị là người Việt. Người Lào chân thực, thật thà mua bán ít nói thách, ít trả  giá. Ở phố quán nào  bán hàng khuya tới 10, 11 giờ đêm đích thị là quán người Việt. Vì người Lào chỉ  bán hàng đến 8 giờ tối là nghỉ đi nhảy lăm vông. Ở quán  nhậu nào mà có người hô “zô..zô…zô…” đích thị là người Việt, 10 người ăn cắp trên phố  có 7 người Việt.v.v..
             Về tổ chức nhân sự bộ máy đảng,  nhà nước, nước Lào cũng văn minh hơn Việt Nam từ  mấy chục năm trước. Ở Việt Nam Tổng Bí thư đảng riêng, Chủ tịch nước riêng. Còn ở Lào từ những năm 80 của thế kỷ trước , ông Cay Xon Phômvihản vừa Chủ tịch Đảng ,vừa Thủ tưởng Chính phủ. Ở nước Lào ở Trung ương hiện nay, Tổng bí thư Đảng là Chủ tịch nước, ở các tỉnh Bí thư tỉnh ủy là chủ tịch tỉnh, bí thư huyện ủy là chủ tịch huyện. Nên mỗi lần cán bộ Lào sang thăm Việt Nam , một ông làm việc với hai ba ông Việt Nam, nghĩa là một ông Lào “buộc “ hai ( có khi ba bốn ) ông Việt phải tiếp tử tế. Sang trọng lắm chứ. Oai phong lắm chứ.  Nước Lào có có 18 tỉnh và thành phố ( cả Viên Chăn) , mỗi tỉnh có nhiều huyện . Cơ cấu nhân sự Đảng, nhà nước như thế giảm được biên chế, công việc chạy hơn, tính chủ động cao hơn và nhât là tiết kiệm được rất nhiều ngân sách , vì lương và lộc của mộ máy lãnh đạo Trung ương, tỉnh, huyện là rất cao . Nếu nước ta mà học tập Lào về  việc này thì hàng năm tiết kiệm được ba bốn trăm tỷ đồng tiền thuế của dân vì nước ta có tới 64 tỉnh, 500 huyện.
            Mấy  chuyện  sơ sịa như thế cũng đủ thấy nước Lào giỏi như thế nào. Họ tiếp nhận tất cả sự  hỗ trợ của các nước, nhưng không theo nước nào cả !