Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

SINH NHẬT KOROLBO VÀ KARL MARX

Thuở nhỏ tôi vẫn tự hào khoe với bạn bè là ngày sinh của tôi trùng với ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đôi lúc cao hứng "thấy người sang bắt quàng làm họ" tôi còn khoe là mình sinh cùng tháng với Karl Marx, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản toàn thế giới (5/5) và  Bác Hồ, vị Cha già kính yêu của dân tộc (19/5) (hic).

Thời gian như vó câu ngoài cửa sổ, "trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng", có những điều tưởng như là chân lý đã trở thành phi lý, có những niềm tin đã bị đánh cắp, có những hy vọng trở thành thất vọng, nhiều thần tượng của một thời đã mang khuôn mặt khác..

Chiều 15/5/2011, tôi coi chương trình "ĐỐI THOẠI TRẺ" trên VTV6 về nhân tài và sử dụng nhân tài. Hai vị khách mời của chương trình là nhà văn Hoàng Quốc Hải và nhà báo Phan Thế Hải (được MC giới thiệu là một đồng sáng lập báo Vietnamnet).

Nhìn thấy khuôn mặt quen quen của nhà báo Phan Thế Hải tôi mới  tìm lại blog "Nhà báo-Phan Thế Hải" (Lò Văn Zin) mà tôi vẫn thường đọc mà không biết gì về chủ blog, tôi đọc được một entry thú vị và thực sự bất ngờ với tôi cũng như có thể với tất cả các bạn.. 

Tôi copy lại entry này của anh, âu cũng là một kỷ niệm trong một lần sinh nhật mình.

193 năm ngày sinh Karl Marx

Đăng ngày: 07:15 06-05-2011
Thư mục: Tổng hợp

Chiều qua, lướt qua sạp báo, thấy một số tờ của Tiệc đưa tin về Mác, lãnh tụ nhiều râu của giai cấp vô sản và đồng thời cũng là lãnh tụ tinh thần của Tiệc ta. Việc đặt hình tượng của hai ông, Mạc (râu) và Nin (hói) lên bàn thờ ở xứ Thiên đường đang được những người có lương tâm đặt ra nhiều câu hỏi.
Tại sao không phải là vua Hùng, Trần Hưng Đạo hay Lê Lợi… mà là hai ông này? GS Tuyết, bạn vong niên Chủ tịch giải thích: Thực chất ông nhiều râu có nguồn gốc từ họ Mạc, từ thời Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Mạc bị Trịnh đánh cho chạy te tua, phải lưu vong sang tận nước Đức. Giòng dõi ấy sau này sinh ra Mạc Văn Cạc. Người Đức gọi là Kark Marx. Còn ông hói là giòng dõi của Lê Lợi. Nhà Lê bị Trịnh ức hiếp, một số đồng chí sang Nga tỵ nạn (kiểu như xuất khẩu lao động). Giòng dõi ấy sau này sinh ra Lê Văn Nin.
Điều này lý giải vì sao, hai ông này được Tiệc ta son phấn nhiều đến thế. Son phấn nhiều quá khiến người ta nghi ngờ về con người thật đời thường của hai ông. Nay tình cờ đọc được một số tư liệu từ cuốn sách của Paul Johnson có tên: Intellectuals (“Những nhà trí thức”) do Weidenfeld & Nicolson xuất bản năm 1988. Thấy những thông tin về đ/c Mạc râu không hoàn toàn như những gì đã nhồi nhét ở xứ Thiên đường. Xin được thuật lại ở đây vài nét để bà con có thêm thông tin về một trong hai ông đang được Tiệc ta đặt lên bàn thờ:
P.T.H.

1. Một kẻ ích kỷ, suốt đời chỉ biết lợi dụng người khác
Johnston mô tả Marx là một kẻ có thói lợi dụng không biết xấu hổ (shameless exploitation) đối với “bất kỳ ai ở gần”, trước hết là lợi dụng ngay “những người thân trong gia đình của chính ông”. (trang 7)
Khi còn là một sinh viên, Marx đã không ngừng đòi hỏi người cha ốm yếu và cần cù của ông phải cung cấp tiền bạc cho ông tiêu xài. Nếu cha của Marx không đáp ứng kịp những đòi hỏi ấy, thì Marx giận dữ gào thét vào mặt cha. Khi cha chết, Marx không hề xúc động, không hề đi dự đám tang, nhưng chỉ tìm đến mẹ để tiếp tục đòi tiền.
Sau đó, Marx chuyển sang lợi dụng Engels. Johnston mô tả việc ấy như sau:
Engels là đối tượng mới của sự lợi dụng. Từ giữa những năm 1840, khi họ vừa quen biết nhau, cho đến khi Marx chết, Engels đã trở thành nguồn lợi tức chính cho gia đình của Marx. Có lẽ Engels đã đưa cho Marx hơn một nửa lợi tức mà ông kiếm được. . . Mối quan hệ giữa hai người gần như tan vỡ trong năm 1863, khi Engels cảm thấy thái độ xin xỏ vô tâm của Marx đã đi quá trớn. Engels giữ hai cái nhà ở Manchester, một cái để làm nơi giải trí cho các doanh nhân, một cái thì dành riêng cho cô tình nhân, Mary Burns. Khi cô ấy chết, Engels đau khổ sâu sắc. Ông cuồng nộ khi nhận từ Marx một bức thư vô cảm. . . Trong bức thư đó, Marx chỉ viết vài chữ nhắc sơ sài đến sự mất mát ấy của Engles, rồi lập tức chuyển ngay sang vấn đề quan trọng hơn, tức là đòi hỏi tiền bạc. Không có gì minh hoạ cái bản chất ích kỷ dị hợm của Mark rõ ràng hơn nữa. (trang 75)
 2. Một kẻ bóc lột, bạc bẽo, đạo đức giả
Marx luôn mồm hô hào tranh đấu cho quyền lợi của người lao động, nhưng chính ông lại là một kẻ bóc lột ghê tởm. Ông đã không hề trả một xu cho Helen [hoặc Helene, Helena] Demuth — người đã làm đầy tớ suốt đời cho gia đình ông —, hơn nữa, ông còn lạm dụng tình dục Helen, làm cô ta có chửa, đẻ ra một đứa con trai nhưng không được lấy họ Marx. Và ông đối xử với đứa con trai ấy một cách tàn tệ. Johnston mô tả việc ấy như sau:
Trong tất cả những bài nghiên cứu của ông về những sự bất công của chế độ tư bản ở Anh quốc, Marx đã phát hiện rất nhiều trường hợp những người lao động bị trả lương thấp, nhưng ông chưa bao giờ phát hiện trường hợp một người lao động không hề được trả một đồng lương. Thế nhưng, người lao động ấy có thật, ở ngay trong nhà ông. Khi Marx với gia đình cùng tản bộ trong những ngày Chủ Nhật, với y phục tề chỉnh, thì ở đàng sau có một phụ nữ vóc người thấp nhỏ mang giỏ thức ăn và các vật dụng khác. Đó là Helen Demuth, mà mọi người trong nhà gọi là “Lenchen”. Sinh năm 1823, thuộc tầng lớp nông dân, từ năm lên 8 tuổi cô đã làm đầy tớ cho gia đình Wesphalen [tức là gia đình quyền quý bên vợ của Marx]. Cô được cho ăn mặc nhưng không được trả một đồng xu nào.
Năm 1845, Nam Tước Phu Nhân [tức là mẹ vợ của Marx], cảm thấy buồn rầu và lo lắng cho ái nữ của mình vừa lấy chồng, đã sai cô đầy tớ Lenchen, lúc ấy 22 tuổi, theo hầu hạ cho Jenny Marx [tức là vợ của Marx] để giúp cho Jenny Marx khỏi cực nhọc. Thế rồi Lenchen ở lại làm đầy tớ trong gia đình Marx cho đến khi chết năm 1890. . .
Lenchen là một người lao động cực kỳ chuyên cần, không chỉ nấu nướng và giặt giũ mà còn giúp tính toán việc chi tiêu trong nhà, một việc mà Jenny không có khả năng làm. Marx không bao giờ trả cho cô một xu.
Năm 1849-1850 [lúc Lenchen được 26-27 tuổi] là giai đoạn đen tối nhất của gia đình Marx, khi Lenchen biến thành hầu thiếp của Marx và mang thai. . . Đẻ ra một đứa con trai. . .
Marx lảng tránh trách nhiệm, ngay từ lúc đó và mãi mãi, và chối từ những lời đồn đoán rằng ông là cha của đứa bé. . . Đứa con trai ấy được đem gửi cho gia đình Lewis, một gia đình thuộc giai cấp lao động, nuôi giùm. Nhưng nó vẫn được đến nhà Marx để thăm mẹ nó. Tuy nhiên, nó bị cấm không được đi vào cửa trước, và bị bắt buộc chỉ gặp mẹ nó ở trong nhà bếp. . .
Cuối cùng, Marx thuyết phục Engels giúp đỡ một cách riêng tư cho Freddy [tức là Frederick Demuth, tên đứa con rơi ấy], như một lối che đậy cho câu chuyện gia đình của Marx. (trang 79-80)


Helen Demuth (“Lenchen”) – Karl Marx – Jenny Marx


Frederick Demuth (1851-1929)- đứa con vô thừa nhận của Karl Marx
  (Nguồn Blog Nhà báo Phan Thế Hải)

 
PHỤ BẢN:

QUÀ SINH NHẬT KOROLBO
 
Đời nhạt nên cần rượu
Rượu nhạt làm sao say
Say nhạt tình cũng nhạt
Tình nhạt buồn ai hay?
(Korolbo)

Mời đọc thêm:

ĐỐI TỬU
Nguyễn Du
Ngồi xếp bên sông chuyếnh choáng say
Tả tơi hoa rụng với rêu bày
Sinh thời không cạn xong vò ấy
Lúc chết mồ ai tưới rượu đây
Xuân sắc dần thay oanh vút mất
Tháng ngày thấm thoắt tóc hoa dày
Trăm năm ví được luôn say khướt
Mấy nỗi cuộc đời nẫu ruột thay
 (Ngô Văn Phú dịch)

CẦM KỲ THI TỬU
Nguyễn Công Trứ
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng giành để tháng ngày chơi
Dở duyên với rượu khôn từ chén
Chót nợ cùng thơ phải chuốt lời
Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó
Đàn còn phím chúc tính tình đây
Ai say ai tỉnh ai thua được
Ta mặc ta mà ai mặc ai


1 nhận xét:

  1. Mừng anh thêm một tuổi. Chúc anh luôn vui, khỏe và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa