Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

KỶ NIỆM HAI LẦN THĂM BERLIN

CỔNG THANH BRANDENBURG
Nằm giữa trung tâm thành phố Berlin ngày nay, cổng thành Brandenburg không chỉ là biểu tượng của Berlin mà nó còn là biểu tượng của cả nước Đức. Nó đã được in lên tem, lên tiền giấy d-mark hay tiền xu euro của Đức.

                                             Cổng thành Brandenburg 2006





Được xây dựng trong thời gian từ 1788-1791 dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Carl Gotthard Langhans, cổng thành Brandenburg có chiều cao 26m, rộng 65,5m và sâu 11m. Được thiết kế theo phong cách kiến trúc Classicism và xây dựng bằng đá sa thạch từ vùng núi Sächsische Schweiz, cổng thành được dựng lên để tưởng nhớ vị vua Friedrich II sau khi ông qua đời và cũng để góp phần củng cố địa vị của vua mới - cháu ruột của ông.
Brandenburg có tất cả 5 đường thông qua, trong đó đường ở giữa rộng hơn, hai bên là hai nhà gác. Cổng có tổng cộng 18 cột chia làm 3 hàng, mỗi hàng 6 cột, mỗi cột có đường kính phía dưới chân là 1,75m và cao 15m. Ngự trị phía trên cổng là nữ thần chiến thắng Victoria trên cỗ ngựa tứ mã làm bằng đồng (Quadriga).
Trước khi vua Wilhelm II thoái vị vào năm 1918 thì chỉ có hoàng gia và các khách mời của họ mới được đi qua cổng này.
Cũng như lịch sử nước Đức, cổng thành Brandenburg cũng trải qua nhiều thăng trầm. Tại đây đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với lịch sử nước Đức cũng như của cả châu Âu.
Trong cuộc chinh chiến của Napoleon khắp châu Âu, bức tượng Quadriga đã bị đưa sang Paris vào năm 1806 nhưng sau khi Napoleon thất thủ bức tượng lại trở về Berlin vào năm 1814. Trong thời phát xít, cổng thành Brandenburg cũng bị lạm dụng khi đơn vị công kích của phát xít Đức (SA) đã diễu hành qua đây. Thiệt hại nặng nề nhất mà nó phải chịu có lẽ là trong Chiến tranh thế giới thứ hai khi quân Đức liên tục bắn về phía cổng thành nhằm vào lá cờ của Liên Xô được cắm trên tượng tứ mã.
Sau chiến tranh, Brandenburg được xây dựng lại do cả hai bên chính quyền Đông và Tây Berlin. Nhưng ngày 13-8-1961, bức tường Berlin được dựng lên chạy qua cả cổng thành ngăn cách hai bên Tây và Đông Berlin gây ra nhiều thảm họa với không biết bao nhiêu gia đình ở Berlin nói riêng và của nước Đức nói chung. Vì vậy nó đã trở thành biểu tượng của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe tư bản và xã hội chủ nghĩa.
Năm 1987, khi tổng thống Mỹ Ronald Reagan đến thăm Tây Berlin ông đã kêu gọi Gorbachev lúc đó là tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô phá bỏ bức tường thành Berlin. Mong ước của người dân Đông và Tây Berlin cuối cùng cũng được thực hiện trong cuộc cách mạng nhung ở Đông Đức vào năm 1989.
Việc cổng thành Brandenburg được mở ra vào ngày 22-12-1989 trong sự hân hoan và vui mừng khôn xiết của hơn 100.000 người đổ về đây ăn mừng có lẽ là sự kiện trọng đại nhất từ trước tới nay đã diễn ra tại cổng thành này. Nó đã trở thành biểu tượng của sự thống nhất và hơn nữa còn là biểu tượng của sự chấm dứt chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây, là cầu nối đến tương lai của nước Đức.
Sau khi đất nước thống nhất, cổng thành và tượng tứ mã lại được trùng tu hoàn toàn và Berlin đã có lại bộ mặt hoàn hảo của nó vào năm 2002. Brandenburg ngày nay là địa điểm không thể bỏ qua của bất cứ khách du lịch nào đến thăm thủ đô của nước Đức.
Ngay tại đây, bên chân của cổng thành là khách sạn sang trọng và nổi tiếng bậc nhất Berlin - nếu có nhiều tiền thì đây là địa chỉ rất đáng được quan tâm. Không những thế đại lộ Unter den Linden nối cổng thành Brandenburg với quảng trường Alexanderplatz là một trong những con đường đẹp nhất Berlin, nơi có những tòa nhà quan trọng như sứ quán của Nga, Mỹ, Pháp và Anh. Bạn cũng có thể vào thăm Trường đại học Humboldt nổi tiếng hay trèo lên tháp truyền hình để ngắm cảnh Berlin cũng khá thú vị.
Trước tháp truyền hình Berlin do Liên Xô giúp xây dựng, hao hao tháp Ostankino ở Moscow
                                                                  Cổng thành Bradenburg 2010


                                                                                 Thu rớt
                                                          Trước nhà quốc hội 2010
                                                                           Ngẩn ngơ
                                                                Bia "mét" -2006
                                                                       Adidas
                             Bạn hiền -2006 (Chính Berlin- cựu con rể nhà thơ Cù Huy Cận)
                                                                 Cafe Berlin 2010
                                                      
Đài tưởng niệm Hồng Quân Liên Xô hy sinh trong đệ nhị thế chiến

Bức tượng kêu gọi tự do bên Tây Berlin, hình người phụ nữ lấy tay làm loa  về phia Đông Berlin, giữa bức tượng và Cổng thành Brandenburg trước đây là bức tường Berlin (vệt đen trên đường)

Phòng hoà nhạc 
                                                              BỨC TƯỜNG BERLIN
Buc tuong Berlin khi xua (hinh suu tam tren internet)

Bảo tàng Bức tường Berlin là một trong những bảo tàng vô cùng ấn tượng. Có thể tìm thấy ở đây những sự kiện bi thảm; nhưng, cũng có thể tìm thấy ở đây những câu chuyện hết sức li kỳ. Chỉ có với khát khao tự do con người mới có thể bất chấp sự hiểm nguy mà vượt thoát mãnh liệt đến vậy. Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do.







 Nơi đây kỷ niệm 136 người Đông Đưac bị bắn chết khi vượt tường qua các năm (mỗi sinh mệnh còn lại dấu ấn là một bông hồng)
Một mảng tường trứng bày trong trung tâm thương mại
Một người Đức gốc Việt

1 nhận xét:

  1. Em nhớ cafe Berlin, nhớ anh chị C-P, nhớ mùa đông đầu đời ở Đức...

    Trả lờiXóa