Khi ba cầm tờ kết quả siêu âm
bác sỹ ghi: “Có tiếng tim thai”.
Trong bụng mẹ, con chỉ mới bằng hạt đỗ.
Ba đã áp tai tìm tiếng tim con
dù biết, chẳng thể nào nghe được.
Thì có sao con nhỉ,
Ba sẽ nghe tim con trong nhịp trái tim mình!
Có một thời
Khi ba viết bài thơ
về
những nắng lò cò
những nắng ú tim
năng nghịch, nắng ngoan
nắng bàng hoa
nắng sấu…
Nắng của tuổi thơ chẳng bao giờ biết lớn.
Thế rồi ba lớn
Một ngày, ba quên!
Bụng mẹ kết thành đêm
Ủ hạt mầm nắng ngủ
Nơi bầu đêm con thở
Nắng của đời ba xanh…
Đinh Vũ Hoàng Nguyên
(Nguồn: http://laothayboigia.multiply.com/journal/item/202/202 )
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011
HIỆP SỸ MẶT BUỒN
bạn ấy buồn ngay cả khi đứng bên người đẹp |
Tám tháng tuổi đã bắt đầu ưu tư |
Bạn ấy nhìn đời |
Đóng phim, chụp hình vẫn vậy |
Cùng anh họ |
Sinh nhật mà nặng nề thế |
Thủ giống thủ, xôi giống xôi |
Rút dao chém xuống nước, nước càng chảy mạnh. Uống rượu tiêu sầu càng sầu thêm |
Cà phê nhé? |
zô! |
Anh nghĩ gì hỡi anh yêu quí? |
Cùng các em ngày khai trường |
Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011
TIẾT TẤU VIỆT
Chuyện đời của Thuận Nghĩa
Anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt, ông lại bán xe rồi hay sao mà lại đi tàu lên đây.
Anh cúi đầu trả lời lý nhí trong sự hổ thẹn, ừ, bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm. Chị sầm mặt xuống, ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không thể ngóc đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy?
Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều anh muốn nhờ cậy. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh, nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e rằng sẽ chẳng còn được bình yên.
Anh năn nỉ, nhưng thật sự là anh rất bối rối, con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ, em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian, để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về.
Chị thở dài, ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau. Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.
Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây xin tị nạn. Chị tốt nghiệp Đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.
Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt. Đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán. Chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta. Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được. Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn
"Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng...", đó là câu nói của miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.
Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà.
Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh. Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ. Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.
Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh. Chị nói, ông buông tha cho tôi, sống với ông đời tôi coi như tàn. Anh đồng ý, vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ rằng buộc sẽ làm khổ chị.
Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.
Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.
Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.
Thành phố Bremen là thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố. Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.
Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay noel, chị cũng có quà riêng cho con bé, nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.
Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.
Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm. Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.
Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.
Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.
Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm,.. đàn..đàn...klavia....con muốn... Anh thở dài và hát cho nó nghe.
Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần. Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.
Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm
Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì.
Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: "...Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo...sống với cha êm như làn mây trắng...nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con....với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không...".
Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó hỏi, con sao vậy hả con yêu của mẹ. Nó ngước nhìn mẹ nó rất trìu mến rồi chìa cho mẹ nó một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.
Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi, con biết bố con bị ung thư lâu chưa. Nó chìa 4 ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, 4 tháng rồi hả. Nó gật đầu.
Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi thở dài.
Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: -" Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con.."
Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg....
Tôi nghe người ta kể chuyện lại chuyện đó, khi đi dự một cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị.
Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài hát "Người Cha Yêu Dấu" bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.
(Nguồn Blog Thuận Nghĩa - http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/341224)
Phòng nhà tập thể 5 tầng - hình chỉ mang tính chất trang trí |
Anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen. Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt, ông lại bán xe rồi hay sao mà lại đi tàu lên đây.
Anh cúi đầu trả lời lý nhí trong sự hổ thẹn, ừ, bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm. Chị sầm mặt xuống, ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không thể ngóc đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy?
Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều anh muốn nhờ cậy. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh, nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e rằng sẽ chẳng còn được bình yên.
Anh năn nỉ, nhưng thật sự là anh rất bối rối, con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ, em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian, để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về.
Chị thở dài, ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau. Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn. Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.
Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây xin tị nạn. Chị tốt nghiệp Đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình. Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.
Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt. Đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán. Chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta. Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được. Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn
"Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng...", đó là câu nói của miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.
Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà.
Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh. Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ. Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.
Bé Hương được 3 tuổi, chị muốn ly dị với anh. Chị nói, ông buông tha cho tôi, sống với ông đời tôi coi như tàn. Anh đồng ý, vì anh biết chị nói đúng. Anh là người chậm chạp, không có chủ kiến và không có chí tiến thân, sống an phận thủ thường. Nếu cứ rằng buộc sẽ làm khổ chị.
Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.
Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.
Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.
Thành phố Bremen là thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố. Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.
Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay noel, chị cũng có quà riêng cho con bé, nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.
Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.
Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm. Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.
Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được.
Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.
Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm,.. đàn..đàn...klavia....con muốn... Anh thở dài và hát cho nó nghe.
Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần. Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.
Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm
Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì.
Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: "...Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo...sống với cha êm như làn mây trắng...nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con....với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không...".
Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó hỏi, con sao vậy hả con yêu của mẹ. Nó ngước nhìn mẹ nó rất trìu mến rồi chìa cho mẹ nó một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát.
Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi, con biết bố con bị ung thư lâu chưa. Nó chìa 4 ngón tay ra trước mặt mẹ. Chị hỏi, 4 tháng rồi hả. Nó gật đầu.
Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi thở dài.
Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: -" Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con.."
Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg....
Tôi nghe người ta kể chuyện lại chuyện đó, khi đi dự một cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị.
Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài hát "Người Cha Yêu Dấu" bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.
(Nguồn Blog Thuận Nghĩa - http://thuannghia.vnweblogs.com/post/7291/341224)
Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011
HỌC THUYẾT DẠY VỢ
Laothayboigia là tên blog của nhà thơ-họa sỹ Đinh Vũ Hoàng Nguyên, một người làm thơ cực mướt mà kể chuyện thì duyên dáng, hóm hỉnh ít ai bì (vẽ tranh thì khỏi nói vì đó là nghề của chàng mà). Mình chôm từ nhà bạn ấy entry này để tặng con trai, con dâu Cún-Mi (cám ơn lão bói nhé, mình còm xin phép bên đó không được). |
Mình mở phần tin nhắn lưu trữ trong điện thoại, thì gặp một tin nhắn do chính mình soạn và lưu lại trong đó từ hồii xưa, có nội dung:
“Em biet em rat co loi voi chi. Em khong dam doi hoi nhieu, em chi xin chi cho em la mot phan nho cua anh X… la em man nguyen roi. Con vi tri cua chi thi khong bao gio em dam tranh danh. Cung phan dan ba voi nhau, xin chi tha thu!”. (X… là một cái tên cụ thể)
Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc tại sao mình lại đặt mình là nhân vật nữ khi soạn tin nhắn? Đầu đuôi câu chuyện thế này:
Chả là dạo mình sắp cưới vợ, có hai thằng bạn tới nhà mình lôi mình đi nhậu, ăn lẩu đêm, lí do là để chia tay đời trai. Hai thằng này vốn đã lấy vợ cách đây bẩy tám năm, bình thường mình với chúng nó xưng hô với nhau tao tao mày mày. Nhưng hôm ấy chúng nó xưng “anh”, gọi mình là “cu”. Thái độ cực kì trưởng thượng! Ngồi quán lẩu vỉa hè, hai thằng này mồm vốn sủa nhanh như súng máy, giờ cùng chĩa vào mình nã:
- Hôm nay bọn anh gọi cu ra đây biết để làm gì không? Là để trang bị cho cu ít học trình, để lấy vợ rồi còn biết đường mà ứng phó với vợ!
- Cu đừng tưởng cu vẽ được mấy cái tranh đã là biết làm nghệ thuật. Nghệ thuật của mọi nghệ thuật phải là nghệ thuật điều trị vợ.
- …
- Cu đừng cãi! Việc mà cu nên làm bây giờ là hứng lời bọn anh, rồi chép vào sổ, rồi vắt tay lên trán mà nghiền ngẫm!
- Riêng về dạy vợ thì kinh nghiệm bọn anh đây ngót nghét mười năm. Kiến văn nhiều như lông...
- Không những thế mỗi thằng bọn anh còn sáng lập một pho bí kíp…
- Như cu, chịu khó chăm chỉ học bọn anh, thì may ra ngoài ba năm cũng có chút bản lĩnh.
- Còn không, thì mạt đời đầu chồng mông vợ, biết chưa!
- …!
Chúng nó xổm chân trên ghế, hất chai rượu cho mình, bảo:
- Rót!
Mình mồm mép vốn chẳng kém, nhưng lần này gặp phải hai thằng cùng lắm mồm hợp công, đâm cãi cũng khó lại! Được thể, chúng nó càng lấn.
Từ đầu buổi tới cuối buổi, câu chuyện trong bàn lẩu xoay quanh phương pháp dạy vợ. Về vấn đề này cả hai thằng đều khoe, mỗi thằng chúng nó chế tạo hẳn một học thuyết dựa trên nền tảng triết học thâm hậu: cương và nhu, khi đưa vào thực tiễn không chỉ dạy thành công một vợ mà dẫu có cả bầy vợ vẫn áp dụng tốt. Nói kĩ về hai học thuyết này thì chả nên, vì nó vừa dài, vừa lắm chi tiết lù mù hoang đường, tổ phí thời gian! Nhưng vắn tắt nội dung có thể hiểu là:
Cái thằng sáng tạo học thuyết Cương nói: trong các giống nòi sinh ra trên toàn vũ trụ thì không có giống nào quái đản, thâm độc và bất trị như giống vợ. Học thuyết cương không phải là dạy đàn ông cách quái đản, thâm độc hơn vợ, mà là chỉ ra cách điểm trúng chỗ hiểm của vợ. Mà yếu huyệt của đàn bà là cực kì mê tín dị đoan, nên đàn ông phải làm sao biến mình thành vị như thần. Được thế thì chỉ cần ra uy, không cần lời, mà vợ vẫn tự giác vào khuôn khổ.
Thằng sáng tạo học thuyết Nhu thì nói vợ đương nhiên là địch, mà "Đối với địch phải cương quyết khôn khéo". Nhưng mặt khác vợ cũng như trẻ con, nên phương pháp giáo dục lại phải có lúc mềm mỏng, tức là bên cạnh cho ăn roi, lại phải vừa thưởng kẹo. Võ công đạt tới thượng thừa thì chồng không khác gì nghệ sỹ dạy thú trong rạp xiếc, tươi cười đấy mà vợ vẫn răm rắp theo hiệu lệnh, nên phương pháp này nhân văn hơn phương pháp làm thần!
Học thuyết gia cương đang vỗ đùi đen đét tán thưởng học thuyết gia nhu, nhưng đến cái câu so sánh này, học thuyết gia cương bặm mặt. Hai thằng nổ trận cãi vã. Những câu đại để như “cứt”, “đồ con bò”, “thằng ngu lâu”… văng tung tóe trên bàn lẩu.
Hai học thuyết gia càng cãi hăng, mình nghe, càng thấy cương nhu lộn tùng phèo, rối rắm, bí dị. Chợt thấy hai chiếc điện thoại của hai thằng vứt lăn lóc trên bàn, mình tiện tay cầm chiếc của học thuyết gia cương lên ngó nghiêng. Lúc mở danh bạ bấm vần “V”, thấy hiện lên trong máy chữ “Vo kinh yeu”. Mình bèn cầm nốt chiếc điện thoại của học thuyết gia nhu, mở ra, thấy danh bạ ghi “Vo la tat ca”.
Ai đọc đến đây, xin nhớ lại cho cái tin nhắn được nói đến ở đầu câu chuyện. Mình soạn tin nhắn ấy nhân khi hai thằng kia đang say máu đấu khẩu. Số của “Vo kinh yeu” và “Vo la tat ca” đã được copy, lưu trong điện thoại mình. Tin nhắn soạn xong, mình liền gửi cho “Vo kinh yeu” và “Vo la tat ca”.
Năm phút…, bảy phút…! Thế rồi đột nhiên điện thoại mình reo, “Vo la tat ca” đang gọi. Mình bước khỏi bàn, tới chỗ một em gái phục vụ quán, chìa điện thoại cho em này, mình nói:
- Em nói “alo” hộ anh vào đây nhé!
Em phục vụ quán nhìn mình tuy hơi ngạc nhiên, nhưng cũng không thắc mắc gì. Em “alo” xong, mình ghé điện thoại lên tai, nghe đầu dây bên kia lặng vài giây, rồi giọng của "Vo la tat ca":
- Cô là ai?
Mình tắt điện thoại, tắt luôn nguồn.
Thành thật, mình không chủ ý chơi ác. Vì số điện thoại của mình trong máy hai thằng kia sờ sờ ra đấy, vợ chúng nó có nghi ngờ, có ba máu sáu cơn thì cũng chỉ một lúc, chứ tra danh bạ máy chồng là sẽ biết mình đùa.
Từ lúc đó tới tận cuối buổi, điện thoại của hai học thuyết gia vẫn im lìm. Khi chia tay, mình vái mỗi thằng một cái:
- Được nghe hai quí mày điểm chỉ, đầu óc tao trước u mê, giờ sáng rỡ ràng như được lắp đèn!
Hai học thuyết gia này làm một cử chỉ phẩy tay, bảo:
- Cu thế là có hiểu biết, như số cu cũng là may lắm, nên hôm nay mới được ngồi nghe bọn anh đạo đàm!
- Mà cu đừng có nghĩ bọn anh cãi nhau, phải hiểu là bọn anh tranh luận! Chân lý được tìm thấy qua tranh luận mới là chân lý xịn, hiểu chưa!
- Dạy vợ theo trường phái nào là tùy cu, nhưng được bọn anh truyền thụ cho một buổi thế này là bằng đọc hàng trăm cuốn bí kíp! Sau này có bị vợ bắt nạt gì, thì cứ tìm bọn anh, bọn anh sẽ chỉ giáo!
Rồi thằng nào về nhà thằng nấy. Khi đó khoảng mười giờ đêm.
Đoạn kết
Một giờ sáng, mình đang ngủ, thì điện thoại rung. Học thuyết gia nhu – chồng của “Vo la tat ca” gọi. Mình bấm nghe, nhưng không trả lời. Đầu dây bên kia, tiếng thằng chồng đang năn nỉ:
- Đây, số thằng Nguyên (tên mình) chứ thằng nào! Em nghe đi!
- Vừa nãy rõ ràng tôi nghe giọng nữ “alo”!
- Em cứ gọi lại mà xem, số thằng Nguyên, anh thề!
- Anh Nguyên à? Có phải anh Nguyên không? Ai đấy? Có thấy ai trả lời đâu?!
- Ông Nguyên ơi, ông trả lời vợ tôi phát đi!, ông Nguyên ơi – giọng thằng này trở nên bi thảm – Tôi lạy ông! Ông chơi kiểu này chết tôi. Tôi bị đứng ngoài đường hai tiếng rồi đấy!
Số phận của học thuyết gia cương - tức chồng của “Vo kinh yeu” thê thảm hơn, điều này sau mình mới biết. Chả là thằng ấy về nhà, vợ nó lôi cái tin nhắn ra tra hỏi. Thằng chồng cũng hiểu ngay có thằng nào đùa, mới cắt số từ máy vợ để nhắn sang máy mình, để so. Nhưng thằng này hoặc ngu tiếng Anh, hoặc rượu biêng biêng,... thành bấm nhầm, xóa cả tin nhắn. “Vo kinh yeu” cho là chồng có vấn đề ám muội, nên cố tình phi tang số, tiện cái chảo, thị nhằm trán chồng phang một chưởng…
Sau vụ ấy đương nhiên mình bị hai thằng này mạt sát xỉ vả cả tháng. Nhưng cái tin nhắn của mình thì không mất. Chuyện loang, nên nhiều thằng bạn mình truyền cho nhau tin nhắn ấy, thỉnh thoảng lại thấy hiện lên trong điện thoại vợ một thằng nào đó. Cũng may, là không có tai nạn đáng tiếc, nhưng để đề phòng, nhiều thằng sửa hẳn tên vợ trong danh bạ.
Mình cưới vợ xong, vài lần điện thoại vợ mình cũng nhận được tin nhắn ấy từ số lạ. Có lẽ cái tin đã chạy lòng vòng nhiều nơi lắm rồi, mà chạy lòng vòng quá, thì rồi người ta cũng chẳng còn nhớ ai là bố đẻ của nó!
(Nguồn: Laothayboigia Blog http://laothayboigia.multiply.com/journal/item/197)
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011
BÌNH AN VILLAGE
Con trai-Con dâu |
Chỗ này ở Bãi Sau, không phải Bình An |
Không phải ai đến Vũng tàu, thậm chí ai ở Vũng tàu cũng biết cái làng Bình An này. Với mình thì nó là nơi đẹp nhất Vũng tàu. Chủ của nó lúc ban đầu (cách đây hơn chục năm) là một phụ nữ Việt kiều, bà có ông chồng là một tỷ phú, kiến trúc sư người Bỉ. cái làng (Village) này được hình thành chủ yếu để gia đình nghỉ ngơi và đón tiếp bạn bè. Thời điểm bắt đầu nó được đầu tư khoảng 3 triệu xây dựng nên một nhà hàng (là nhà rường Huế), 5 phòng nghỉ loại xịn (giá phòng hồi đó khoảng gần 300 USD), một bể bơi nước ngọt, một bể bơi nước mặn, một sân tập golf nhỏ, dự tính sẽ dọn hết đá để có bãi tắm riêng nhưng đến giờ không có, chắc chi phí quá lớn. Dưới bàn tay của ông chủ kiến trúc sư, tất cả sự sang trọng của nó được giấu kín đi, hòa quyện vào thiên nhiên. Nếu bạn đi trên đường Trần Phú từ Bãi Trước về Bãi Dâu, rất có thể bạn không nhận ra nó giản dị, khiêm nhường nép mình bên bờ biển. Từ cách bố trí lối đi, đèn chiều sáng..tất cả chỉ nhằm tôn lên vẻ đẹp giản dị, thuần khiết của thiên nhiên. Trong nhà hàng, nếu trời mưa lớn thì nước mưa từ vách núi đổ xuống sẽ chảy tư nhiên như một thác nước trang trí. Việc kinh doanh ban đầu của Bình An có lẽ chỉ để lấy chi phí duy tu, bảo dưỡng nó, không đặt nặng mục đích lợi nhuận. Một người bạn của mình là bạn thân của bà chủ đã mời mình đến uống rượu vang nghe hai vơ chồng ông bà chủ ngà ngà chơi Sax và Piano. Sau này thì khu này đã mở rộng thêm, xây cất thêm phòng nghỉ, kinh doanh dưới sự quản lý của Công ty cổ phần Bình An Village. Tất nhiên lợi nhuận đã quan trọng hơn, nhưng những người quản lý vẫn giữ gìn được hồn cốt của Bình An như ý tưởng lúc sơ khai.
Mình sẽ tổ chức tiệc báo hỷ cho con trai, con dâu mình ở đây. Mình hình dung ra nó sẽ nhẹ nhàng và lãng mạn. Cô dâu chú rể Hoài Vương- Trường An tổ chức tiệc trên bãi biển Bình An trong mùa Giáng sinh an lành, há chẳng phài là một cơ duyên sao?
Tiệc báo hỷ sẽ tổ chức trên thảm cỏ này |
Ăn thử tiệc |
Chụp hình kỷ niệm với Xíu "hot boy" - em cô dâu |
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011
CA VE NÓI VỀ HOÀNG HỮU PHƯỚC
Những ngày này trên nghị trường, công luận, ngôn luận đang có một cái tên rất "hot" ĐBQH Hoàng Hữu Phước. Mình đã chú ý tới bạn này từ hồi bạn ấy chưa là ĐBQH qua những bài viết bảo vệ sự nhân văn , khoa học, trong sáng và bách chiến bách thắng của chủ nghĩa Cộng sản của một người ngoài Đảng (thế mới ấn tượng). Sau bài phát biểu của bạn ấy trên diễn đàn Quốc hội về việc đề nghị loại bỏ các dự luật về biểu tình và lập hội ra khỏi chương trình của Quốc hội chờ đến khi dân trí cao hơn hoặc kinh tế phát triển hơn. Bạn này đã gây nên một cơn địa chấn trong dư luận, có rất nhiều bài phản bác từ nhiều góc độ. Mình copy về đây một trong những bài đó của một blogger có cái tên rất trìu tượng là CA VE NÚI (cô cave ở miền núi hay tiếng ca của con ve núi?). Mình từ lâu rất mến phục bạn này bởi các bài viết rất sắc sảo, trí tuệ, hài hước và làm chủ được tình cảm cá nhân.
Tình huống Hoàng Hữu Phước (1)
Posted by cavenui on Tháng Mười Một 20, 2011
Bài phát biểu của ông nghị Hoàng Hữu Phước phản đối việc đưa luật biểu tình vào danh sách dự án luật phải soạn thảo là 1 bài phát biểu lộn xộn.
Nói cho ngay, khi mổ băng bài phát biểu của nghị Phước, báo chí cũng có tờ mổ nhầm. Chẳng hạn như VietnamNet trong bài Tranh luận nảy lửa về luật biểu tình (http://www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/48799/tranh-luan-nay-lua-ve-luat-bieu-tinh.html) có đoạn viết:
“Còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.
…
Theo ông, điều mà nước ta đang cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. “Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao nhiêu tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không?”, ông Phước lên tiếng.”
Cavenui không hiểu tại sao lại có từ “đức tin” ở đây, dò ra được nguyên văn bài phát biểu của ông Phước trong blog của chính ông (http://hhphuoc.blog.com/archives/52/ ) thì thấy phóng viên VietnamNet đã nghe lầm từ “mít-tinh” ra thành từ “đức tin”.
*
Bài phát biểu của ông Phước đại khái có mấy ý:
-Biểu tình, theo ông, là biểu tình chống chính phủ
-Biểu tình chống chính phủ, theo ông, là điều không nên làm, do đó quốc hội không nên bàn luật biểu tình.
-Cái nhiều người gọi là biểu tình, nhưng không chống chính phủ, theo ông, phải gọi là mít tinh.
-Về mít tinh, thì lúc này, nó chưa đáng để “dành ra 2 năm và nhiều tiền của”, soạn thảo luật về nó.
Đoạn này lập luận của ông khá rõ ràng (còn ta đồng tình với ông hay không lại là chuyện khác), nhưng đến khi ông bàn về những cuộc “biểu tình” (theo cách gọi của đa số chúng ta) chống Trung Quốc, ông lại tỏ ra lộn xộn.
Ông Phước viết:
Thực tế là gần đây khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người bày tỏ chính kiến về “Đường Lưỡi Bò” ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nghe những người bị kẹt xe thốt lên những lời nguyền rủa thóa mạ văng tục giận dữ đầy đe dọa dành cho những người đang tập hợp mà ta gọi sai là “biểu tình” ấy.
(link đã dẫn)
Ông không coi đó là biểu tình, vì người ta không chống chính phủ, nên ông mới viết: “những người đang tập hợp mà ta gọi sai là biểu tình ấy”. 1 người yêu chế độ như ông chắc không ghét bỏ những người không chống chính phủ ấy, và việc soạn thảo luật điều chỉnh việc tập hợp lực lượng không chống chính phủ (tức là không phải biểu tình, theo ông) sao cho những hoạt động này có quy củ, không cản trở các hoạt động khác (mà ông rất hùng hồn khi liệt kê từ người kẹt xe đến chiện cứu thương và đám cưới) là nên làm chứ sao phải tiếc “2 năm và nhiều tiền của”?
*
Chính vì sự trình bày lộn xộn này mà trên một số trang mạng, nhiều người chửi ông là theo Tàu, kể cũng oan uổng cho ông, chủ nhân của 1 blog mang tên antichina (http://antichina.blog.com/ ), không ít lần đụng độ Trung Quốc ( http://www.emotino.com/bai-viet/18918/tro-bip-moi-cua-bon-tau ) và từng khinh miệt TQ khi viết những dòng “thơ” thế này:
Nào có ra chi lũ Tàu cuồng
Lưỡi bò lè liếm c… chim muông
Võ công bá láp toàn pháo đại
Hùng anh một đám đứng cởi truồng
Giẻ rách Thi Lang khoe cẩm tú
Đắp che mình thú cột trong chuồng
Hóa ra ai cũng nguồn sinh vật
Việt: rồng; còn Trung: kiếp thuồng luông
( http://antichina.blog.com/?p=29 )
*
Ô.Phước không thân Tàu, ông chỉ thân chế độ thôi. Nhưng ông yêu quý chế độ theo cách riêng của ông, không giống ai, cũng hơi kỳ kỳ.
Chẳng hạn trong bài chửi ông Cù Huy Hà Vũ, ông viết thế này:
Phải nói ngay là tôi không biết Cu Huy Ha Vu là ai, chưa từng gặp y, và y chưa từng gặp tôi. Nếu như những gì tôi tìm hiểu là chính xác, thì có lẽ tôi biết tên tiếng Việt có bỏ dấu của y cũng như dây mơ rễ má của y với mấy nhà thơ tên Huy Cận và Xuân Diệu, những người mà năm học lớp 11 ở Sài Gòn (1973) tôi đã xếp thơ ca của họ vào danh sách những tác phẩm vô vị, nhạt nhẽo, quê mùa, mà tôi nói với tất cả công tâm một người yêu thơ ca – vì thậm chí tôi cho rằng vài bài thơ của chiến sĩ liệt sĩ Việt Cộng Trần Quang Long, người đã gục ngã “bên hố bom ngập nước, vồng khoai lang hiền lành, vừa nở hoa tím nhạt, vươn lên nền trời xanh”, còn “thơ” hơn toàn bộ các tác phẩm của Tố Hữu mà tôi chẳng thú vị gì khi đọc.
http://www.emotino.com/bai-viet/18920/toi-va-cu-huy-ha-vu
Đại khái: yêu chế độ kiểu ông Phước khác với cách yêu chế độ của đa số “những người ta đã biết” thường ca ngợi các văn sĩ tụng ca chế độ kiểu ông Xuân Diệu, Huy Cận và nhất là ông Tố Hữu.
*
Tóm lại những người cộng sản trung thành với tín điều Cavenui biết rồi, những người phản biện kiểu lề trái Cavenui cũng biết rồi, riêng cái case của ông Phước hơi là lạ.
Cavenui đang xới tung các bài viết cũ của ông Phước và thấy đây là 1 trường hợp khá thú vị cần tìm hiểu thêm.
Tình huống Hoàng Hữu Phước (2)
Posted by cavenui on Tháng Mười Một 20, 2011
Trong quá trình đọc các trước tác trước đây của ông nghị Phước, đập vào mắt Cavenui trước tiên là 1 bài viết ông ca ngợi chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người được ông gọi là vị “tổng thống thứ 8 của nước Việt Nam thống nhất”
http://hhphuoc.blog.com/archives/45/
Ông Phước khen ông Sang, đồng thời chê 7 vị “tổng thống” tiền nhiệm của ông Sang không có năng lực hùng biện: “tất cả các vị đều có cách nói chuyện chậm rải, đều đều, không khuyến khích được sự tập trung tỉnh táo của người nghe, nội dung vô thưởng vô phạt, cách lý giải na ná giống nhau, né tránh gai góc, kiêng kỵ dùng ngôn ngữ cử chỉ, hoàn toàn không giống bất kỳ vị tổng thống hay thủ tướng hay bộ trưởng nào tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới”. Cách khen này không được chính đạo lề phải cho lắm, nhưng thôi ta bỏ qua.
Điều gì nổi bật ở chủ tịch nước Trương Tấn Sang mà ông Phước tâm đắc? Đó là “Ông Trương Tấn Sang đã có khẩu ngữ đầy khẩu khí.” Nhân thể trong bài ông Phước khen luôn ông bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệ, cũng vì lý do tương tự: “Ông Vương Đình Huệ đã có khẩu ngữ đầy khẩu khí.”
Tóm lại, đối với ông nghị Phước, “khẩu khí” thật là quan trọng.
*
“Khấu khí” tất nhiên không phải là xấu, nhưng nếu mải chạy theo cách lập ngôn gây ấn tượng mà không cân nhắc đến sự đúng mực của từ ngữ, rất dễ gây vạ miệng.
“Khấu khí” tất nhiên không phải là xấu, nhưng nếu không có việc làm đáng khen cụ thể đi kèm, rất dễ bị coi là chém gió.
Và ông nghị Phước, người quá quan tâm đến khẩu khí, nhiều lúc đã quá đà thành chém gió.
*
Đọc những gì ông tự khen ông, ta không khỏi tủm tỉm cười.
Trong bài chửi ông Lê Công Định, ông tự khen trình độ Anh ngữ của mình như sau:
“Vào năm 2005, biết khả năng của tôi trong soạn thảo bằng Tiếng Anh tất cả các hoạch định chính sách, văn bản, nội quy công ty, quy định quy chế công ty, mà cách hành văn khiến ngay cả Tổng Giám Đốc người Anh của Manulife là David Matthews phải nói là ắt kiếp trước tôi hành nghề luật sư ở Luân Đôn…”
http://www.emotino.com/bai-viet/18839/toi-va-le-cong-dinh
Trong bài khoe mình từng kiện hãng thông tấn Liên Xô Novosti vì tội không gửi giải thưởng cho ông, được tay trưởng đại diện đền cho 1 cuốn sách mỹ thuật, ông khoe mình có nhiều sách:
“Riêng tên của anh, tôi cũng không thể viết ra, không vì đó là bí mật an ninh, mà vì tôi chưa thể tìm ra quyển sách anh tặng đang nằm đâu đó trong hàng chục ngàn quyển sách bám đầy bụi trên tủ sách, dưới gầm cầu thang, chất đống trên lầu kho, nhét chật mọi ngóc ngách ở nhà tôi – đủ bít để không một ông Tý nào có thể trú ngụ được”.
http://www.emotino.com/bai-viet/18825/toi-da-kien-van-phong-thong-tan-xa-novosti-viet-nam
Và sự chém gió đã lên mức thượng thừa trong bài viết “Tôi và Tổng thống Saddam Hussein”.
Ông Phước kể rằng ông đã hiến kế “liên hoành” cho nhà độc tài Iraq, rằng Iraq nên liên minh với cựu thù Iran và với Bắc Hàn lập thành khối Neo-Axis, Mỹ sẽ không dám gây sự. Và điều này sẽ là tốt cho cả Mỹ, Việt Nam và thế giới:
“Phúc phận của thế giới và của Mỹ lẽ ra đã có thể khác đi nếu Saddam Hussein chịu để Lăng Tần của Việt Nam (Lăng Tần là tên hiệu của ông Phước-Cavenui chú thích) làm đặc sứ đi du thuyết thực hiện kế sách Liên Hoành Iran-Iraq-Triều Tiên thì Ông lẽ ra nay vẫn còn là Tổng Thống Iraq (đã không phải lên giảo đài ngày 30/12/2006), Mỹ lẽ ra nay vẫn còn là siêu cường quân sự (sự kiện 11/9/2001 đã không thể xảy ra) và siêu cường kinh tế (Mỹ đã không thể suy sụp dẫn đến đại suy thoái toàn cầu), và Trung Quốc lẽ ra vẫn còn là cường quốc trung bình (đã không thể trở thành đại siêu cường kinh tế soán ngôi Nhật Bản 2010) và vẫn còn là thực thể một con rồng linh vật (đã không thể trở thành con bò điên dại thè lưỡi dài liếm tận Biển Đông lãnh hải của Việt Nam, đe dọa không những toàn vùng Đông Nam Á mà còn tiềm tàng nguy cơ lấn chiếm Châu Đại Dương và thách thức sức mạnh quân sự Hoa Kỳ 2010)”.
http://www.emotino.com/bai-viet/18823/toi-va-tong-thong-saddam-hussein
Ông tiếc rẻ vì giải pháp của ông có thể thay đổi căn bản bàn cờ chính trị thế giới, giá mà:
“Để thực hiện kế Liên Hoành, việc đầu tiên phải làm – nhưng khó trở thành hiện thưc – là Saddam Hussein phải cử tôi làm Đặc Sứ Toàn Quyền Extraordinary and Plenipotentiary của Iraq để tôi có uy thế gặp Tổng Thống Mohammad Khatami và Chủ Tịch Kim Jong Il, dùng khả năng hùng biện để bảo đảm đạt được sự đồng thuận của các vị này”.
Tội nghiệp cho ông Saddam kiêu ngạo (ảnh), có mắt mà không thấy núi Thái Sơn, không biết dùng mưu lược của Hoàng Hữu Phước nên kết cục thế giới mới ra nông nỗi này.
Tuy nhiên trẻ con có thể hỏi ông Phước, ông bỏ ra nhiều chỉ vàng (vài chỉ cho mỗi bức điện tín gửi Saddam) mà chưa thuyết phục được Saddam, liệu có gì đảm bảo rằng nếu được Saddam dùng ông sẽ thuyết phục được Khatami với cả họ Kim, cũng kiêu hãnh không hề kém!
*
Vì quá quan tâm đến khẩu khí, nên kế sách chống Tàu ông bày ra rốt cục chỉ là:
Thay hết những chữ “long” dùng gọi vua Tàu bằng chữ “ngưu” nghĩa là trâu/bò (nhân vụ đường lưỡi bò), kiểu mặt vua Tàu giờ gọi là “ngưu nhan”, để 1 tì nữ khi được vua Tàu hôn hít sẽ nói: “Kính tạ Ngưu Ân đã cho tiện nữ nhìn thấy Ngưu Nhan, được nằm kề Ngưu Thể, trên Ngưu Sàng đầy nhóc Ngưu Bào, và được biết vị mùi Ngưu…Lưỡi.”
http://antichina.blog.com/?p=26
Bài này đọc rất là vui, rất có “khẩu khí”, nhưng đó là khẩu khí kiểu chém gió của các thành viên 1 diễn đàn 9x nào đó trên mạng chứ không phải là khẩu khí của 1 đại biểu quốc hội, người phải suy nghĩ nghiêm túc để bàn bạc nghiêm túc những vấn đề nghiêm túc quốc kế dân sinh.
*
Càng đọc ông Phước, Cavenui càng buồn cười và càng thương hại cho ông đã bộc lộ mình quá thật, bộc lộ khả năng chém gió vô đối rất không phù hợp với 1 môi trường lẽ ra cần nghiêm túc là nghị trường.
Cho đến cách đây 15 phút, Cavenui cho rằng ông Phước kiến thức lỗ mỗ, quan điểm sai lầm nhưng ít ra cũng thành thực với lòng mình.
Nhưng bài gần nhất của ông Cavenui vừa đọc lại cho thấy ông cũng biết ăn gian nữa.
(nguồn: Cavenui blog-http://cavenui.wordpress.com)
Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011
SỰ LỐ BỊCH KHÔNG CÓ GIỚI HẠN
Cháu nội Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh , 5 tháng tuổi và cuộc bầu chọn. |
Câu chuyện về cuộc bầu chọn Vịnh Hạ Long tưởng đã đến hồi kết, "chó chết hết chuyện", mình tin chắc chẳng có thêm mấy người nước ngoài biết đến cái tên Vịnh Hạ Long như chính chủ nhân của hơn 24 triệu tin nhắn nói riêng và 90 triệu người biết tiếng Việt nói chung chẳng biết đến 6 địa danh còn lại cũng như 7 kỳ quan thế giới mới đã được một "phường" của Thụy Sỹ vinh danh từ ngày 07/07/2007. Với những người không bảo thủ, cố chấp thì mọi sự trắng đen đã rõ như ban ngày (ngay cả trên những trang thông tin lề phải), tưởng như mình chẳng cần phải nói thêm về việc này nữa. Vậy mà khi bắt gặp bài khoe thành tích của một tồng chí thạc sỹ cánh tay phải này mình phải kiềm chế lắm mới không bị nôn mửa (mình không để ý bài này đăng từ khi nào- chắc là sau ngày 11/11/2011). Không đơn giản là "Hão", có lẽ sự lố bịch, trơ trẽn , ti tiện...vẫn chưa có giới hạn. Mình có đọc trên trang TTVH thì phải đã nhắc đến việc công ty lừa Thụy Sỹ này bắt đầu khởi xướng chuyện bầu "Bảy thành phố kỳ quan" mà với những người Việt vốn giàu lòng "yêu nước" (đường) thì HN ngàn năm văn vật (lộn) của mình đáng để ra ứng cử lắm chứ. Mình trộm nghĩ, giá mà 500 ông nghị của nước mình thay vì thi nhau bấm tin nhắn gửi 147 ("one" for "Seven") bầu cho Hạ Long mà biểu quyết để bãi miễn ông Bộ Trưởng bộ Văn Thể Du - ông và đứa cháu nội 5 tháng tuổi của ông phải chịu trách nhiệm chính cho màn lên đồng này. Giá mà ông bộ trưởng Văn Thể Du thay vì phát động cuộc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long mà tương kế tựu kế bọn trùm marketing Thụy Sỹ này để phát động bầu chọn cho Trường Sa- Hoàng Sa, mình tin chắc sẽ có không phải 24 triệu tin nhắn mà là hàng trăm triệu tin nhắn. Lúc bấy giờ kể cả các nhóm lợi ích có dây máu ăn phần, té nước theo mưa hàng chục triệu USD thì chẳng những tên tuổi ông, cháu nội ông sẽ đi vào lịch sử như những anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản..mà Đảng CS và các cánh tay phải, trái cũng được thơm lây. Hỡi ôi, giấc mơ chỉ là giấc mơ...Lại nhớ đến câu nói của nhà Cách Mạng Fuxich "Hỡi loài người, hãy cảnh giác!". Mượn cách nói của giáo sư Ngô Bảo Châu thì có muốn làm mất mặt chế độ, không ai hơn các ông Bộ trưởng Anh, Thạc sỹ Nam, Tiến sỹ Hồng, Tiến sỹ Phước (Nghị Hồng, Nghị Phước).
Korolbo
Hé lộ "bí mật" trong chiến thắng bình chọn Vịnh Hạ Long
Để được lọt vào “bảng vàng” 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới chúng ta đã áp dụng thành công một cách làm hiệu quả trước thời điểm kết thúc việc bình chọn 30 tiếng đồng hồ. VnMedia xin "bật mí" bí mật này...
Vịnh Hạ Long trở thành Kỳ quan Thiên nhiên mới
Rạng sáng ngày 12/11, Vịnh Hạ Long của Việt Nam đã được tổ chức New Open World công bố là 1 trong 7 Kỳ quan Thiên nhiên mới của Thế giới thông qua bầu chọn trên Internet và qua tin nhắn điện thoại di động. trong đó có vịnh Hạ Long của Việt Nam.
Mặc dù đây chỉ là kết quả tạm thời do tổ chức New Open World công bố dựa trên kết quả thống kê sơ bộ. Danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới hiện nay có thể có sự thay đổi sau khi tổ chức này kiểm tra và khẳng định lại về số lượng phiếu bầu chính xác. Việc công bố chính thức và lễ đón nhận danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên mới sẽ được thực hiện vào đầu năm 2012.
Tuy nhiên, với số lượng bầu chọn kỷ lục của người dân Việt Nam, bạn bè trên thế giới vịnh Hạ Long của Việt Nam chắc chắn sẽ giữ vững được danh hiệu là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
Có điều, ít ai biết được rằng, để được lọt vào “bảng vàng” 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới chúng ta đã áp dụng thành công một cách làm hiệu quả trước thời điểm kết thúc việc bình chọn 30 tiếng đồng hồ.
Theo Th.s Phan Hoài Nam - UV TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bí thư Đoàn TN Tập đoàn VNPT là một công dân Việt Nam, một đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, thạc sỹ Nam đã hiến kế một cách làm hiệu quả trong tình thế cấp bách.
“Với cách làm theo sáng kiến này, ngay trong ngày 9/11, Đoàn Thanh niên Tập đoàn VNPT sẽ cùng với Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương đã kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp trong Khối đóng góp kinh phí để triển khai chương trình nhắn tin tập trung, dự kiến thu được khoảng 100.000 tin nhắn đầu tiên từ việc triển khai hệ thống nhắn tin tập trung này. Chương trình nhắn tin tập thể, tập trung sẽ được tổ chức tại trụ sở Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vào chiều ngày 10/11/2011”, anh Nam nói.
Vịnh Hạ Long trở thành Kỳ quan Thiên nhiên mới
Rạng sáng ngày 12/11, Vịnh Hạ Long của Việt Nam đã được tổ chức New Open World công bố là 1 trong 7 Kỳ quan Thiên nhiên mới của Thế giới thông qua bầu chọn trên Internet và qua tin nhắn điện thoại di động. trong đó có vịnh Hạ Long của Việt Nam.
Mặc dù đây chỉ là kết quả tạm thời do tổ chức New Open World công bố dựa trên kết quả thống kê sơ bộ. Danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới hiện nay có thể có sự thay đổi sau khi tổ chức này kiểm tra và khẳng định lại về số lượng phiếu bầu chính xác. Việc công bố chính thức và lễ đón nhận danh hiệu Kỳ quan thiên nhiên mới sẽ được thực hiện vào đầu năm 2012.
Tuy nhiên, với số lượng bầu chọn kỷ lục của người dân Việt Nam, bạn bè trên thế giới vịnh Hạ Long của Việt Nam chắc chắn sẽ giữ vững được danh hiệu là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
Có điều, ít ai biết được rằng, để được lọt vào “bảng vàng” 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới chúng ta đã áp dụng thành công một cách làm hiệu quả trước thời điểm kết thúc việc bình chọn 30 tiếng đồng hồ.
Theo Th.s Phan Hoài Nam - UV TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bí thư Đoàn TN Tập đoàn VNPT là một công dân Việt Nam, một đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, thạc sỹ Nam đã hiến kế một cách làm hiệu quả trong tình thế cấp bách.
“Với cách làm theo sáng kiến này, ngay trong ngày 9/11, Đoàn Thanh niên Tập đoàn VNPT sẽ cùng với Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương đã kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp trong Khối đóng góp kinh phí để triển khai chương trình nhắn tin tập trung, dự kiến thu được khoảng 100.000 tin nhắn đầu tiên từ việc triển khai hệ thống nhắn tin tập trung này. Chương trình nhắn tin tập thể, tập trung sẽ được tổ chức tại trụ sở Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương vào chiều ngày 10/11/2011”, anh Nam nói.
Vịnh Hạ Long đã trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới theo kết quả sơ bộ của tổ chức New Open World. |
Và một kết quả bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của Th.s Nam và những người tham gia cuộc bình chọn bằng tin nhắn đã diễn ra: đã có 130.000 tin nhắn thành công. Làm thế nào để chúng ta có được số tin nhắn ấn tượng như vậy? VnMedia xin giới thiệu về cách làm của Th.s Nam:
Theo Th.s Nam điều khiến anh băn khoăn nhất và quyết tâm phải nghĩ bằng được một cách nhắn tin hiệu quả cho vịnh Hạ Long xuất phát từ câu hỏi của một người bạn: Trong thời điểm nước rút, cần phải làm thế nào để việc bầu chọn này đạt hiểu quả tối ưu? Một người bạn tôi đã so sánh kết quả bầu chọn được tổ chức rộn ràng tại Hội trường một trường Đại học có sức chứa 1.000 người nhưng thu được khoảng 750 tin nhắn bầu chọn (kết quả khá cao), cũng chỉ tương đương giá trị bằng một thẻ cào mệnh giá 500.000đ mà anh ta có thể sẵn sàng tài trợ.
Sự so sánh đó có điều gì đấy chưa hay nhưng rõ ràng, trong giai đoạn nước rút, chúng ta cần huy động tối đa mọi sự ủng hộ và nguồn lực. Lúc cấp bách, cần có cả những cách làm đột phá….
Điều gì sẽ xẩy ra nếu chúng ta bị bật ra khỏi danh sách 7 kì quan thế giới mới? Điều gì sẽ xảy ra sau bao nhiêu nỗ lực, cố gắng và hy vọng mãnh liệt của đồng bào, chiến sĩ cả nước và cả cộng đồng xã hội?
Trong thời điểm gấp rút đó, bên cạnh các giải pháp đồng bộ, cấp bách đang được đồng bào, chiến sĩ cả nước triển khai như tổ chức các chương trình Ngày hội nhắn tin, ca nhạc, vận động cộng đồng mạng xã hội, truyền hình trực tiếp…Th.s Nam đã hiến kế một cách làm trực tiếp và hiệu quả: tổ chức nhắn tin tập thể, tập trung có sự hỗ trợ của công nghệ.
Theo đó, để vượt lên và bứt phá, các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân triển khai quyên góp bình chọn Vịnh Hạ Long. Sau khi có số tiền quyên góp cụ thể, mỗi đơn vị có một sim điện thoại được nạp tài khoản bằng đúng số tiền do các tổ chức, tập thể, cá nhân ủng hộ đóng góp.
Với sự hỗ trợ của kỹ thuật, công nghệ, Đoàn TN VNPT sẽ thực hiện quy trình chuyển toàn bộ số tiền này sang tin nhắn về đầu số 147 để bình chọn cho Vịnh Hạ Long. Số liệu tin nhắn sẽ được báo cáo, thống kê, kiểm soát có xác nhận bởi các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và truyền thông.
Để đánh giá hiệu quả của cách làm này, xin hãy so sánh qua 02 ví dụ sau:
Ví dụ 1:
Tình huống 1: Tại một công ty về du lịch có 200 nhân viên. Sáng thứ 2, Ban Lãnh đạo công ty quyết định triệu tập toàn bộ cán bộ công nhân viên, tổ chức nhắn tin Bình chọn Vịnh Hạ Long. Sau khi Ban Lãnh đạo công ty lên sân khấu nhắn tin trước, 200 cán bộ công nhân viên phía dưới đồng loạt giơ điện thoại lên và nhắn tín Bình chọn. Có người nhắn 1 tin, có người nhắn 2 tin, có người trách nhiệm thì nhắn đến tin thứ 3, thứ 5. Trong khi đó, cũng có 1 số ít người giơ điện thoại lên nhưng không nhắn hoặc nhắn tin nhưng không gửi đi. Sau hơn 1 tiếng đồng tổ chức, chương trình cũng kết thúc với kết quả thu được như sau:
- Chi phí tổ chức sự kiện ( hoa, nước, băng rôn, khẩu hiệu, bồi dưỡng văn nghệ, chế độ đại biểu và báo chí (nếu có): khoảng 10 triệu.
- Số lượng tin nhắn ủng hộ chương trình: Trung bình 3tin/ người x 200 người = 600 tin nhắn
- Giá trị ủng hộ toàn bộ chương trình: 600 tin nhắn x 630 đồng = 378.000 đồng.
- BTC không kiểm soát được chính xác số lượng tin nhắn của buổi lễ và của từng cá nhân.
Tình huống 2: Tranh thủ cuộc họp chuyên môn, Ban Lãnh đạo công ty giới thiệu về ý nghĩa của Chương trình Bình chọn Vịnh Hạ Long và tác động trực tiếp đến hoạt động công ty và thu nhập người lao động (làm về du lịch). Ban Lãnh đạo công ty tổ chức quyên góp tiền để ủng hộ chương trình nhắn tin Bình chọn VHL. Người ít người nhiều, có người ủng hộ 20.000đ, 30.000đ, có người ủng hộ 50.000đ, 100.000đ. Cá biệt có có người ủng hộ trên 200.000 đ. Trên cơ sở số tiền quyên góp, công ty sẽ triển khai theo hình thức nhắn tin tập thể, tập trung. Kết quả thu được như sau:
- Chi phí tổ chức: không mất chi phí, tiết kiệm được khoảng 10.000.000 đồng
- Số tiền quyên góp ủng hộ: Bình quân 50.000đ/ người x 200 người = 10.000.000 đồng.
- Số tin nhắn ủng hộ chương trình: (10.000.000 + 10.000.000)/ 630 đồng/tin nhắn = 31.746 tin nhắn ủng hộ.
-> Con số 600 so với 31.746 tin nhắn cũng đáng suy ngẫm...
Ví dụ 2:
Tình huống 1: Doanh nhân ABC (Ca sĩ, diễn viên, Mạnh Thường quân…) tham gia chương trình nhắn tin ủng hộ Bầu chọn VHL. Với khả năng tài chính và nguyện vọng đóng góp rất lớn nhưng phải thao tác qua tin nhắn. Kết quả, mặc dù rất kiên nhẫn, ông ta chỉ nhắn được 20 tin nhắn ( ít thời gian). Kết quả:
- 20 tin nhắn x 630 đồng = 12.600 đồng.
- Tâm lí rất không thoải mái không thực hiện được ước nguyện trong khi khả năng đóng góp, hỗ trợ có thể gấp 100 - 1.000 lần.
Tình huống 2: Doanh nhân ABC ủng hộ cho chương trình 30.000.000 đồng. thông qua giải pháp nhắn tin tập trung có sự hỗ trợ của công nghệ (ủy quyền cho đại diện hoặc tổ chức xã hội thực hiện giám sát). Số liệu tin nhắn sẽ được báo cáo, thống kê, kiểm soát có xác nhận bởi các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và truyền thông. Kết quả:
- Số lượng tin nhắn: 30.000.000 đồng/630 đồng/tin = 47.619 tin nhắn.
- Thoải mái tâm lí. Thậm chí có người còn có khả năng đóng góp cao hơn.
-> Con số 20 tin so với 47.619 tin cũng đáng suy ngẫm…
Qua 2 ví dụ trên có thể thấy:
1. Sự khác biệt giữa 2 cách làm: một cách thiên về hình ảnh, phong trào, một cách thiên về hiệu quả, kết quả. Đáng suy ngẫm là cách làm thiên về hình ảnh, phong trào đang là cách thức phổ biến hiện nay. Chúng ta trân trọng cách làm truyền thống đã mang lại kết quả tích cực, giúp Vịnh Hạ Long lọt vào top 10 kì quan thế giới mới nhưng trong giải pháp tình thế, cấp bách hiện nay, cần phải ưu tiên lựa chọn giải pháp thứ 2 nhiều hơn.
2. Giải pháp kỹ thuật và ý tưởng do Đoàn VNPT đưa ra mang tính chất hỗ trợ thao tác nhắn tin thủ công của người dân và góp phần minh bạch hóa sự ủng hộ, tham gia chương trình. (Trên cơ sở trao đổi với Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Việc này không vi phạm quy chế vì một cá nhân (hoặc một số điện thoại) có thể nhắn tin nhiều lần, không hạn chế số lượng, vì kết quả nhắn tin có phát sinh cước.
3. Về cơ chế, quy trình và cách thức thực hiện của chúng ta chưa huy động được hết tiềm năng, sự ủng hộ, đóng góp của cộng đồng xã hội cho việc bầu chọn Vịnh Hạ Long. Trong khi quy định không giới hạn số lần đối với 1 người, một đầu số thì cách thức vận động triển khai chưa có các hình thức linh hoạt, hỗ trợ người dân. Đặc biệt những người muốn đóng góp, ủng hộ nhiều.
Những khẩu hiệu xuất phát từ trái tim.
Trong thời điểm thực hiện cuộc nhắn tin tập thể đó, Đoàn thanh niên Tập đoàn VNPT đã vận động Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương và tất cả những người Việt Nam yêu nước khác hãy vận động cho vịnh Hạ Long bằng khẩu hiệu:
Thời hạn bình chọn chỉ còn được tính bằng giờ, bằng phút…
Xin hãy nhịn một lon bia để có thể ủng hộ được 10 tin nhắn
Xin hãy bỏ qua một chương trình xem phim, ca nhạc, đá bóng…để có thể ủng hộ được 100 tin nhắn
Xin hãy cắt giảm một món quà sinh nhật cho bạn bè, người thân để có thể ủng hộ được 1.000 tin nhắn
Xin hãy tiết kiệm một buổi tiếp khách để có thể ủng hộ được 10.000 tin nhắn
Xin hãy tiết giảm một khoản nhỏ đầu tư công nào đó không hiệu quả để có thể ủng hộ hàng triệu tin nhắn…
Xin hãy làm một điều gì đó cho đất nước trước khi không còn cơ hội…
Bằng những khẩu hiệu này, bằng sự quyết tâm và táo bạo khi áp dụng ngay vào đêm 10/11, đoàn thanh niên VNPT và Đoàn Khối Doanh nghiệp trung ương đã góp công sức vào việc bình chọn cho Vịnh Hạ Long, để Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới...
Trong thời điểm thực hiện cuộc nhắn tin tập thể đó, Đoàn thanh niên Tập đoàn VNPT đã vận động Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương và tất cả những người Việt Nam yêu nước khác hãy vận động cho vịnh Hạ Long bằng khẩu hiệu:
Thời hạn bình chọn chỉ còn được tính bằng giờ, bằng phút…
Xin hãy nhịn một lon bia để có thể ủng hộ được 10 tin nhắn
Xin hãy bỏ qua một chương trình xem phim, ca nhạc, đá bóng…để có thể ủng hộ được 100 tin nhắn
Xin hãy cắt giảm một món quà sinh nhật cho bạn bè, người thân để có thể ủng hộ được 1.000 tin nhắn
Xin hãy tiết kiệm một buổi tiếp khách để có thể ủng hộ được 10.000 tin nhắn
Xin hãy tiết giảm một khoản nhỏ đầu tư công nào đó không hiệu quả để có thể ủng hộ hàng triệu tin nhắn…
Xin hãy làm một điều gì đó cho đất nước trước khi không còn cơ hội…
Bằng những khẩu hiệu này, bằng sự quyết tâm và táo bạo khi áp dụng ngay vào đêm 10/11, đoàn thanh niên VNPT và Đoàn Khối Doanh nghiệp trung ương đã góp công sức vào việc bình chọn cho Vịnh Hạ Long, để Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới...
Thanh Hường
Nguồn: VNMedia
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)